Hồng Lĩnh hữu nhân lai tố chủ,
Bạch đầu vô lại bất hoàn gia.
Sinh bình văn thái tàn lung phượng,
Phù thế công danh tẩu hác xà.
Qui khứ cố hương hảo phong nguyệt,
Ngọ song vô mộng đáo thiên nha.
Nguyễn Quýnh đọc bài thơ. Hai anh em im lặng nhìn nhau. Bất
chợt cả hai cùng ôm chặt lấy nhau. Trong niềm xúc động, Nguyễn
Du chỉ có thể cất lên mấy lời lắp bắp:
-Xin anh đi đường bảo trọng!
***
Hai ngày sau khi Nguyễn Quýnh trở về nam, Nguyễn Đăng Tiến
và Nguyễn Du cũng có một cuộc chia biệt. Nguyễn Đăng Tiến là
người trọng nghĩa. Gần hai chục năm trước bị quân Thanh truy đuổi
chạy sang Việt Nam, ông đã rơi vào tình trạng khốn cùng. Đói khát
mệt mỏi và môi trường xa lạ đã làm kiệt sức ông. Nhưng khi lạc vào
một khu chợ quê thấy có kẻ giật đồ và xô ngã một ông lão nhà quê
thì ông đùng đùng nổi giận, xông tới ngáng đường đấm cho tên cướp
một quả trời giáng và lấy lại được túi tiền trả cho người bị hại. Ông
lão ấy là người ở của một hào trưởng trong vùng được sai đi chợ mua
đồ ăn để tiếp một vị quan đi tuần du. Vị quan ấy chính là Nguyễn
Khản. Thế là Nguyễn Khản thu nạp ông làm thủ hạ. Ông Khản trọng
cái khảng khái ngang tàng của Cai Gia nên đối xử như bạn bè. Cai
Gia cũng được lòng hầu hết các em của Nguyễn Khản nên sống
trong nhà như anh em, người thân. Cai Gia giỏi võ. Mấy anh em chú