NGUYỄN DU TRÊN ĐƯỜNG GIÓ BỤI - Trang 9

Khản thực sự có trách nhiệm, lo toan cho em chưa thật trưởng thành
trong thời buổi nhiễu nhương đầy biến động của đất nước.

Mấy dòng ngắn ngủi của Nguyễn Khản lại khơi gợi cho Nguyễn

Du rất nhiều hồi tưởng.

Đúng là sau khi thân phụ Nguyễn Nghiễm mất đi, Nguyễn Khản

vẫn là một bậc trọng thần được Chúa Trịnh Sâm quí mến. Trịnh
Sâm và Nguyễn Khản có tình bạn bè với nhau nên ít khi giữ lễ Chúa
tôi, vẫn thường xuyên câu cá, đánh cờ, xướng họa cùng nhau. Thậm
chí, nhiều khi Chúa tôi còn gác chân lên nhau thoải mái đọc thơ.
Nhưng từ khi Chúa yêu bà phi Đặng Thị Huệ và sinh được Trịnh Cán
thì phủ Chúa xảy ra những tranh giành lục đục. Đặng Thị Huệ mưu
giành ngôi Chúa cho con mình khiến cho con cả của Chúa là Trịnh
Khải phải tụ tập thủ hạ thân tín để đối phó. Nhưng việc vỡ lở! Trịnh
Khải bị phế truất, đám thủ hạ bị giết sạch. Nguyễn Khản vốn là
thầy học của Trịnh Khải nên cũng liên lụy, bị bắt giam. Mặc dù sau
đó được tha nhưng Chúa không còn trọng dụng nữa. Năm đó là 1780,
thời bấy giờ gọi là vụ án năm Canh Tý.

Những năm cuối đời của Trịnh Sâm, đất nước vô cùng rối ren.

Không chỉ có bọn quan lại thuộc phe Đặng Thị Huệ đục nước béo cò
lũng đoạn triều chính như Hoàng Đình Bảo, mà bọn ba trợn du côn
quấy nhiễu dân lành như Đặng Mậu Lân (em Đặng Thị Huệ) - được
gọi là “Cậu Trời” - ngang nhiên cướp của, hiếp người. Đặng Mậu Lân
còn trơ tráo đến độ dám vây màn giữa đường rồi bắt gái nhà lành
vào đó hãm hiếp cho thỏa dục vọng. Ngay cả những người có danh
như Ngô Thì Nhậm, người làng Tả Thanh Oai, đỗ đến tiến sĩ (khoa
Ất Mùi - 1775) cũng phải chịu những lời đàm tiếu “sát tứ phụ nhi thị
lang” (giết bốn người cha để được chức thị lang)

(1)

. Rồi chính Chúa

Trịnh Sâm cũng mang bao nhiêu điều tiếng hổ thẹn hoàn toàn
không xứng với một đấng quân vương. Nhiều năm trước, người ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.