quyền hành, Nguyễn Khản được trở lại làm Quốc sư nắm quyền
tể tướng, ông mới dự tính chấn chỉnh kỷ cương.
Nguyễn Du rất hiểu đằng sau những lời lẽ tưởng như khô khan
của bức thư, Nguyễn Khản đã dự liệu trước cho người em một tương
lai mà chắc ông sẽ tạm yên tâm, nếu như không may ông phải gặp
trắc trở trên con đường hoạn lộ. Nguyễn Du lại nhớ tới những ngày
thơ ấu tại phường Bích Câu. Trước khi thân phụ mất, cả nhà Xuân
quận công quây quần ở đó. Dinh thự nhà họ Nguyễn tọa lạc trên một
vùng đất khá rộng rãi có đến mười mấy nếp nhà. Cụ Nguyễn
Nghiễm là một trí thức đại thần nhiều vợ con, thê thiếp và cũng
đông con cháu nên mỗi người vợ được ở riêng một nhà với những
người con của mình. Mẹ của Nguyễn Du là Trần Thị Tần thực ra chỉ
là một người thiếp yêu của Nguyễn Nghiễm nên vai vế trong nhà
cũng chỉ ở mức khiêm tốn. Bà Tần là một cô gái Bắc Ninh trẻ
trung, xinh đẹp, có giọng ca quan họ rất hay được các bậc liền anh,
liền chị trong vùng nể phục và không ít người ấp ủ mộng trăm năm.
Nhưng theo tập tục cổ truyền thì các liền anh, liền chị không bao
giờ có thể thành gia thất khi các làng cùng kết chạ. Bởi thế mà cô
Tần đang treo giá ngọc mới gặp được quan tham tụng Nguyễn
Nghiễm một lần khi ngài kinh lý vùng Kinh Bắc. Mối tình trai tài
gái sắc khiến cho cô Tần 18 tuổi trở thành phu nhân của quan tể
tướng lúc ấy đã 48 tuổi. Những năm đầu bà Tần rất hạnh phúc,
nhưng nhiều năm sau khi trở về Bích Câu, sống chung với các bà
vợ khác của chồng, bà Tần mới nhận ra số phận của một người như
mình chỉ như là những người hầu, cô mọn.
Thực ra trong nhà họ Nguyễn chỉ có hai bà, bà Đặng Thị Dương
(mẹ của Nguyễn Khản) và bà Đặng Thị Tuyết (mẹ của Nguyễn Điều)
là có vai vế trong gia đình. Đó là hai bà chính thất và thứ thất, còn
các bà khác như bà Nguyễn Thị Xuyên (mẹ của Nguyễn Quýnh), bà
Hồ Thị Ngạn (mẹ của Nguyễn Nghi), bà Trần Thị Tần (mẹ của