chê cười Trịnh Sâm hẹp hòi đã tìm cách hãm hại thái tử Duy Vĩ
Nguyễn Du được nghe kể rằng: “Thái tử Duy Vĩ lúc nhỏ rất nhanh
nhẹn, thông minh, lại đối đãi với các sĩ phu rất có lễ độ, được thần
dân yêu mến cả về thái độ lẫn dung nghi. Chúa Trịnh Doanh rất
trọng tài nên đã gả con gái là Tiên Dung quận chúa cho Duy Vĩ. Làm
rể Chúa nhưng thái tử rất bực tức về nỗi nhà Lê mất quyền bính
nên vẫn có chí thu nắm lấy quyền cương. Trịnh Sâm là con Trịnh
Doanh, khi ấy là thế tử. Trịnh Sâm vẫn ghen ghét địa vị, tài năng
của Duy Vĩ. Một hôm, thái tử và Trịnh Sâm cùng ở phủ Chúa, được
Trịnh Doanh ban cho ăn cơm và bảo ngồi cùng một mâm. Lúc ấy
phu nhân của Trịnh Doanh là Chính phi Hoa Dung đã ngăn lại, nói:
-Thái tử và thế tử có danh phận Vua tôi, lẽ nào được ngồi cùng
mâm? Nên phân biệt, ngồi làm hai chiếu.
Trịnh Sâm nghe vậy bất bình, sắc mặt giận dữ, bước ngay ra về
và nói với bọn tôi tớ rằng:
-Ta với Duy Vĩ, hai người phải một chết một sống, quyết không
song song cùng đứng với nhau được.
Sau này khi Trịnh Sâm nối ngôi Chúa, ông đã lập kế vu cho thái
tử tư thông với người thiếp của Trịnh Doanh rồi giả thác mệnh vua,
truất thái tử làm thứ dân, cho hạ ngục. Đến năm Tân Mão (1771),
Trịnh Sâm tìm cách vu cho một số người tội mưu cướp ngục cứu thái
tử, đã sai thủ hạ thắt cổ giết thái tử.
Những năm cuối đời, Trịnh Sâm phát nhiều bệnh, rất sợ nắng
gió, thường ở trong cung sâu kín, ban ngày cũng phải đốt nến,
không mấy khi bước ra ngoài trừ những ngày đại triều hội, không
thể không ra.
Chỉ đến khi Trịnh Sâm chết, phe Trịnh Khải dựa vào đám quân
Tam Phủ giết Hoàng Đình Bảo, hạ ngục Đặng Thị Huệ giành lại