NGUYÊN HỒNG TOÀN TẬP 1 - Trang 1067

Từng khúc bốn câu của bài thơ về Tết của Tú Xương, cứ từng năm

từng năm trước những ngày Tết và sau những ngày Tết, đã trở lại trong trí
nhớ tôi và ngân lên bằng một giọng sang sảng, nghe sao mà thấy chua chát,
buồn bực, day dứt và rất lạ, khác hẳn các thơ khác, mặc dầu người nghe và
thuộc lòng nó là tôi chỉ mới lên tám, lên chín tuổi.

Phải! Tôi chỉ được học có một bài thơ "Lẳng lặng mà nghe nó chúc

nhau" của Tú Xương qua sáu lớp và chín năm ở nhà trường tiểu học. - Tôi
bị học đúp ba lần ba lớp! - Nhưng sao tôi cứ thấy có một sức gì nằng nặng
ở trong tâm trí tôi với tác phẩm đó, và, tên tuổi Tú Xương cũng khác hẳn
với bà Huyện Thanh Quan mà tôi vừa được cha tôi dạy truyền miệng, vừa
được học ở nhà trường, nghe giảng kỹ hơn cả, và tôi ngâm nga luôn. Nhất
là khi đọc bài đó, thầy giáo tuyệt nhiên không nói gì đến thân thế và sự
nghiệp của nhà thơ. (Có phải vì thầy không nghiên cứu hay vì thầy không
biết rõ chăng?). Đã thế, ngày đó, tôi lại gần như không được đọc một tập
nào có nhiều thơ Tú Xương hay nghe nói một bài giới thiệu nào về Tú
Xương cả.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau...

Những tiếng súc sắc súc sẻ hay những tiếng đàn nhạc bát âm càng

nhộn nhịp, ríu rít trong những ngày tết và ngày hội hè, khao vọng, đình
đám vui xuân bao nhiêu, thì những khúc thơ lạ nọ càng lọng lên bên tai tôi,
làm tôi thấy Tú Xương khác biệt, không thường, mà rất gần mình, rất là của
mình...

Tôi cũng phải kể thêm rằng, tuy làng ngoại tôi ở ngay cạnh làng Vị

Xuyên và tôi thường đi lại đường phố Hàng Nâu có nhà Tú Xương, nhưng
tôi gần như không được một lần nào bà con hay khách khứa của cha mẹ tôi
kể cho tôi biết một chuyện nhỏ về đời sống và văn thơ Tú Xương!...

1965, trong chuyến đi về Nam Định công tác với nhà thơ Tế Hanh,

một đêm thành phố đang căng thẳng đón đánh máy bay giặc Mỹ đến bắn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.