NGUYÊN HỒNG TOÀN TẬP 1 - Trang 944

Sáng hôm sau Điền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng,

tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm và cả tiếng chửi bới của một người láng
giềng ban đêm mất gà".

Trăng sáng (Nam Cao)

Phải! Chỉ là đoạn kết của một truyện ngắn đăng trên tờ tuần báo rất

thường gọi là Tiểu thuyết thứ Bảy. Nhưng thật là một màn kịch mở ra ngay
trước mắt mình bắt phải xem, phải suy nghĩ. Và nghe đúng là một bản
tuyên ngôn, đúng là những lời tuyên bố, của một thái độ, và đúng là một
bài hiệu triệu của một trường phái một khuynh hướng văn học văn nghệ
thuyết dám nhận là nhân đạo, là chân chính lúc bấy giờ.

Tô Hoài, trong một truyện ngắn tả một lớp học trẻ em nghèo ở xóm

ngoại ô kia, cũng đã cất lên như là những lời nhắc nhủ kêu gọi:

Anh hùng xưa,

Nhớ hồi niên thiếu

Dấy binh lấy lau làm cờ...

... "Tiếng hát! Tiếng hát xoáy vào đám đông...". Tôi không nhớ trọn

những câu hát mà Tô Hoài đã trích dùng và những câu văn đã làm dậy lên
vang động trong đêm tối của những con người lầm than trong truyện của
anh. Tôi cũng không còn giữ được bản in truyện đó để trích dẫn cho đúng
những câu của đoạn cuối. Tôi chỉ rút ra từ trí nhớ với tất cả những cảm xúc
chắc chắn không còn được tươi thắm mạnh mẽ như khi lần đầu đọc được
những dòng chữ và ý tình trên kia của Tô Hoài mà gợi nhắc lại về Tô Hoài.

Vào khoảng tháng 9-1942, Như Phong ở Hà Nội xuống Hải Phòng,

tìm tôi. Năm 1939-1940 khi tôi đi tù thì Như Phong bị bắt vào Sở mật thám
Hà Nội. Kẻ ở tù, người ở Sở mật thám ra, chúng tôi chỉ gặp nhau một lần.
Tôi đọc cho Như Phong chép bài thơ Tâm tư trong tù của đồng chí Tố Hữu,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.