NGUYÊN HỒNG TOÀN TẬP 3 - Trang 270

Lão sẽ ngồi bát họ "cùng" để lấy tiền làm dấn vốn. Lão sẽ đóng một

cái xe phở bán ở đầu đường. Đóng cho lão cái xe này phải là những tay thợ
giỏi. Nó giống như kiểu tàu Bắc Kinh, tàu mới đóng to nhất chạy đường Hà
Nội - Nam Định vậy. Xe phở tàu sơn trắng, ống khói cũng kẻ cờ. Cũng
boong trên boong dưới, cửa kính, lan can, đèn điện. Boong trên, treo thịt
rau hành và bày bát đĩa sứ, chai lọ xì dầu, sáng sấu, tương ớt và rượu. Rượu
hổ cốt, rượu Ông cụ và cả Mai quế lộ nữa. Boong dưới, để rổ rá, bát đĩa
thường, dao thớt. Buồng máy là bếp lò, thùng nước dùng riêng, thùng xúc
bánh riêng, nước sôi để pha chè riêng, nước tráng bát đĩa riêng... Khách ăn,
bát đĩa dọn ngay chung quanh lan can. Chỗ ăn cũng đủ cả vịt giấm, nước
mắm, lọ tương ớt, hồ tiêu dán giấy xanh đỏ, đề chữ Nho, chữ quốc ngữ, lọ
hoa và mùa nào thức ấy, cam, quýt, chuối. Cà chua, hành, tỏi, thịt đều treo
trong lồng kính. Thìa đũa bát đều có giấy bản lau thêm. Hành dúng gọi tha
hồ. Các thứ nước chấm đều thượng hảo hạng. Phở đủ cả tái, áp chảo, xào
giòn. Nước dùng và bánh phở xào giòn của xe phở Lương Khê tiếng tăm
không những chỉ nức tỉnh Hải Phòng mà còn truyền đi các nơi, vào cả Sài
Gòn Chợ Lớn, sang cả Hướng Coỏng, Tân Gia Ba nữa.

Lão sẽ cạnh tranh với cả phở nước Quảng Nguyên ở phố Cầu Đất

cùng Hải Phòng với lão. Lão sẽ cạnh tranh với cả phở áp chảo Nghi Xuân
và mỳ vằn thắn của Đông Hưng Viên trên Hà Nội. Cao lâu Viễn Lai, Nam
Định khét tiếng bánh bao và cháo bồ dục, cháo cá cũng phải chạy xa phở
Lương Khê. Những khách ăn đêm, ăn sáng sành ăn của Hải Phòng và các
khách các nơi qua lại đều tìm phở Lương Khê, chờ phở Lương Khê mà ăn.
Người làng Lương Khê và cả hàng tổng Lương Sâm ai ai lên Phòng cũng
tìm đến lão. Họ đều ngạc nhiên vì lão, quý mến lão. Các cụ lên tỉnh có việc
hay chơi hội hè sẽ đến hàng lão thưởng thức cái món phở tuyệt trần đời,
danh vang bốn biển của lão, và nhớ mãi, về làng chuyện mãi với bà con...

... Tiếng chuông boong boong của xe phở lúc đẩy đến đầu ngã tư...

Khói bếp lò bốc lên ở ống khói tợ như khói tàu to lúc đỗ bến... Những ngày
hội chợ, hội Giăngđa, Cáttơ, tàu cũng phấp phới kéo các thứ cờ... Hai chữ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.