Những câu hỏi nghẹn nghẹn ở trong cổ họng Sấm cứ chực rào ra. Cả
nước mắt của Sấm nữa.
Môê truyền thằng Nghênh tháo xích cho Tô, hất hàm bảo nó đi ra, rồi
lại thân kéo ghế mời Tô ngồi.
- Anh mệt lắm? Sao áo anh lại nhiều máu thế kia? Chúng nó báo cáo
với tôi anh lại bị khái huyết phải không? Chà chà... cái phổi đã bị vi trùng
Kốc đục thì rầy rà lắm! Tôi có được nghe, à quên, tôi có được nhớ một
đoạn văn của một tờ báo y học Nga - Xô Viết nổi tiếng nọ định nghĩa về
bệnh như thế này, anh thấy có đúng với khoa học biện chứng của Mác
không? "Bệnh hay là sự đau ốm của con người là biểu hiện sự giao tranh
hay là mối tương quan chống đỡ giữa con người ấy với vi trùng". Nếu như
anh bị lao phổi thì mối tương quan chống đỡ giữa anh với vi trùng Kốc
trong một hoàn cảnh như hoàn cảnh hiện nay, cũng khó giữ được cán cân
nghiêng về anh đấy!
Môê nói toàn bằng tiếng Việt Nam, giọng rành rẽ và trang trọng như
một giáo sư triết học, văn chương yêu nghề, lành nghề giảng bài. Cặp mắt
Môê tuy chỉ hơi nheo nheo và cố ý làm ra vẻ không chú ý đến Tô lắm,
nhưng Tô vẫn thấy luồng mắt ấy cứ một phút một xoáy vào người Tô rất
sắc lạnh, quái ác. Không phải Tô sợ, Tô tránh nhưng Tô cứ nhìn lảng đi,
trong khi ấy Tô vẫn không bỏ qua một vẻ một ý nào của nét mặt Môê cả.
- Vâng, thưa ông phó cẩm chính trị, hoàn cảnh này thật là vô cùng
nguy hiểm cho tôi với bệnh lao phổi. Ông đã biết rõ thế mà ông càng cứ
cho tra tấn tôi một cách hết sức dã man độc ác.
Tô dẽ dàng nói. Môê nhún vai cười:
- Sao anh lại không tự trách mình trước! Chính anh là người đã đặt
những kẻ tùy thuộc của tôi vào một tình thế không thể xử sự khác hơn
được? Anh cố chấp quá! Anh cố chấp đến mức không còn chịu nhận ra một