không tu nhưng sẽ học chữ nho và nghiên cứu kinh phật đồng thời cả mấy
học thuyết chính trị nữa. Còn xuống Đồ Sơn ở những nhà Đào Xuân Hồng
và thằng Tú Mông nhà Đức Sinh với bọn Hoài Giang thì thật là ớn! Ớn quá
rồi. Bỏ mẹ! bỏ mẹ! (Trần Văn lại cười huế huế, vuốt vuốt hai cánh tóc lên)
bộ quần áo rét Thái Trang gởi mình đi cầm được có ba đồng thì làm sao đủ
nó mua rượu... mà ngâm cứu các thứ vấn đề cao siêu nọ ở chân núi Yên Tử
hàng tháng, không!, chỉ nửa tháng, nửa tháng thôi!!!
***
Thanh mượn lại Trần Văn tập những truyện ngắn của Goócki. Trần
Văn cũng mượn lại của người cháu viên trông coi thư viện. Cả Trần Văn và
Thanh đều không phải là sinh viên, hay đóng thuế thân hữu sản, hay có
năm đồng ký quỹ, nên phải nhờ cậy như thế. Còn một lẽ nữa, mượn riêng
để có thể đọc lâu mà không bị chú ý! Thanh đi khỏi đầu cầu Hạ Lý đến cái
vườn hoa đặt tên một viên quan cai trị - Mácti - nhưng dân Hải Phòng cứ
gọi là vườn hoa Dái ngựa hay vườn hoa bến tàu Tây điếc, vì khu vườn mở
trước bến tàu thủy của lão chủ người Pháp bị điếc!
Mặc dầu đã ngồi và đã nằm gần một buổi chiều với Trần Văn, nhưng
Thanh vẫn cứ vào vườn hoa, nghỉ lại trên một cái ghế chỉ còn mấy thanh gỗ
mà trông ra cửa sông ngoài bến tàu to Sáu Kho. Thế là Thanh lại đi về đúng
những quãng và ngồi nghỉ ở cái độ đường năm xưa khi Thanh bỏ quê
hương ra Hải Phòng tìm việc làm ăn. Cũng như trước mặt Thanh vẫn chạy
dài những bến bãi cầu kè với những nhà máy chỉ, máy cống, cốt phát, xi
măng và những kho hàng, những tràn phu, trước đây đã làm Thanh náo nức
vì sự nhộn nhịp, sầm uất, và chỉ mong sao được vào đây làm bất kỳ công
việc gì, lương trả thấp đến đâu cũng nhận.
Cảnh vắng lặng lại càng hoang tàn hơn vì nhiều nhà máy đóng cửa
hẳn, mà chuyển sang công việc khác vẫn có lãi, và chẳng phải dây với sự
nguy hiểm bom đạn chiến tranh. Không khí lại càng dữ dội, đe dọa thêm
dưới trời chiều cuối xuân sang hè nắng quái. Vơ vất hai bên đường trước