đàn lên bục diễn thuyết mà vẫn là nhân vật trọng yếu vì làm ra và làm ra
nhiều tiền, một công tác được coi là sinh tử: làm kinh tế!
Thanh lại phải nghĩ đến Dâng.
Dâng đang hoạt động ở ngay giữa khu tam giác của ba đồn trại lính
Nhật quan trọng và khét tiếng là ác. Làm tay chân tai mắt cho chúng lại là
một tên tri huyện trẻ tuổi, có bằng cao đẳng luật, nghiên cứu rất kỹ các môn
triết học, kinh tế, chính trị. Y thường nói ra miệng với mọi người rằng các
nước Á đông đúng là phải nhờ Nhật dìu dắt, nên phải cố noi gương Nhật để
tiến lên thành văn minh phú cường. Ra làm tri huyện tư pháp có một năm ở
một tỉnh nhỏ, thế mà y được thuyên chuyển ngay về gần Hải Phòng, làm tri
huyện thực thụ, được cả công sứ tỉnh Kiến An và sở mật thám Hải Phòng
rất tin cậy vì sự năng nổ, khôn ngoan cả trong công việc cai trị dân, việc
dẹp cộng sản và làm "cách mạng phục hưng" của thống chế quốc trưởng
Pêtanh, tổ chức phong trào thanh niên thể dục thể thao cùng bảo vệ các
"thuần phong mỹ tục" mà hương lý chức sắc nào cũng tuân lệnh của y.
Khi Thy San chết, vợ chồng Tú mấy lần gọi Dâng sang làm cho mình.
Tới ngày chị em Huệ Chi, Bích Nga nhất định không ở nhà quê, đưa nhau
về hẳn trên biệt thự của cha mình, thì Dâng xin ra. Dâng nói với chị em
Huệ Chi rằng Dâng không ở cho ai cả. Dâng lấy chồng. Dâng phải trông
nom mẹ và em chồng. Đúng, Dâng đã lấy Thanh và sắp có con với Thanh.
Dâng có mang sáu bảy tháng rồi, nhưng Thanh vẫn không về ở với mẹ với
em. Thanh đi đi về về một nhà cơ sở bên bến đò cho gần tỉnh. Thanh ăn ở
với bọn anh chị em phu hồ, làm đất, làm gạch, lấy cát, chở than, chở củi.
Còn Dâng, vì tổ chức phân công, vì Thanh cũng có, nên Dâng không về ở
với vợ chồng Ngọt và hai em ở đường Năm.
Mẹ Thanh vẫn nhất định không nhận Dâng là vợ Thanh, Dâng không
phải là người "có đạo", lại ăn nằm với Thanh chẳng có cưới cheo gì cả,
hoàn toàn trái với lề thói của Hội thánh truyền. Như thế, cả Thanh lẫn Dâng