sao mấy quả dừa, mấy khúc tre nứa Trần Văn nhồi đất làm lẵng để trồng
hoa leo và cây vạn niên thanh vừa còn đủ, và lại được treo thành hàng phía
cửa vách trông ra sông.
Cũng không hiểu từ hôm nào, không hiểu ai được phân công mà ở bức
tường to nhất còn lại của kho hàng, ở bức tường liền bờ đường của bót cảnh
sát và ở mũi sà lan bị đánh đắm nằm gối lên bờ, hai hàng khẩu hiệu dưới ký
Việt Minh bằng sơn đỏ, viết tuy vụng nhưng cứ như có điện xói vào mắt
người ta. Thú nhất là hình ảnh quả đấm có hai chữ V.M. giáng xuống một
tên quân phiệt Nhật ốm o hung ác, ngã chỏng gọng, giơ tung cả gươm dài
và súng lục lên, bên cạnh chỗ y nằm, một xốc Việt gian so súi rúm ró ngồi,
quỳ, bò lổm ngổm.
- Bác cũng uống đi với em chứ. - Trần Văn rót rượu mời bếp Kình. -
Bác à, làm sao ngay ở bót giữa đường giữa chợ đội xếp rầm rập canh gác đi
lại cả ngày cả đêm, mà cũng có Việt Minh thế kia, chịu cho Việt Minh tống
cả vào mặt các quan thầy Nhật?!
- Cậu mà hỏi mỗ như vậy thì bằng đánh đố chứ còn gì! Thôi, ra chợ
chén với mỗ đi. À mà không phải ra, chợ búa bây giờ toàn ăn mày và người
chết, để mỗ lại hàng quen này mua về ăn thôi.
Bếp Kình xách về một khấu đuôi lợn, một gói toàn dồi mỡ, dạ dày và
một phạng cháo nóng sút. Trong bữa ăn, bếp Kình nhắc đi nhắc lại thế nào
cũng đưa Trần Văn sang đồn Cao chơi với thằng cháu, bắt nó không mổ bò
thì cũng thịt dê để chú và ông bạn nhà báo của chú ăn... Mắt đã díp lại, bếp
Kình còn lay lay vai Trần Văn.
- Kình mỗ mà sang chơi ấy à, lính đồn còn hốt hơn cả quan Nhật. Sai
việc gì cũng răm rắp. Cái gì chứ đi lùng dê, lùng rượu về thì cả đồn đi hết.
Chả thế thằng bố đội nhà nó đã bảo với bọn lính, ông cụ tuy không đẻ ra ta,
nhưng các thầy các chú phải coi ông cụ như bố ta vậy. Chỉ tại mộ ông cụ
bốn đời nhà ta, lão thầy địa lý để đất chỉ chậm có nửa giờ, nếu không ông