đánh nhau gì cả. Không được ở bên Tây mà nhìn tận mắt nghe tận tai, thì
ông không thể nghĩ hàm hồ và bình luận quy kết như ai. Còn ở bên ta, rõ
ràng là người Pháp vẫn cai trị dân bản xứ, vẫn nắm trong tay mọi rường
mối sinh sống.
Cái ông thống chế Pêtanh gần tám mươi tuổi được đưa ra làm quốc
trưởng nước Pháp kia, tài giỏi những gì không biết, nhưng cái đức cẩn thận
của người già đời thì phải tin được. Đến mình cũng cẩn thận nữa là ông ta,
làm quốc trưởng?! Nếu không... chà... chà... cứ như cái sáng tháng chín
năm kia, tàu bay Nhật đánh oàng một cái ném quả bom hai mươi nhăm cân
xuống giữa đường Cầu Đất, mà quân gia bộ hạ của ông ta ở bên này nóng
gáy và hăng tiết vịt lên thì... Ôi chao! Ôi chao! Những tàu chiến tàu bò,
quân thủy quân bộ của người Nhật ấy, đánh thút cái đã qua cửa biển Đồ
Sơn đổ lên sát nách Hải Phòng mà tràn vào thành phố, thì ôi thôi!... ôi
thôi!...
Ông ký Thái không thể giơ lên bên cánh tay xách buộc cua nặng, nên
chỉ nhếch miệng, lắc đầu nói bằng tiếng Pháp:
C'est foutu, complètement foutu (Thật hỏng bét... thật hoàn toàn hỏng
bét!).
Rồi ông gật gù:
- Tháng 9 năm 1939 rồi tháng 9 năm 1940 đến nay tháng 3 năm 1942!
Sơn ơi! Các con ơi! Làm gì mà cha các con chả bạc đầu thêm, chả già cả
người!
Và ông nắm hẳn bàn tay trái lại rung rung trước ngực:
- Ừ cái thằng Sơn của ta, nó cứ phải đỗ thêm bằng tú tài, rồi cử nhân
rồi tiến sĩ, nó không muốn đi làm cho nhà nước bảo hộ như những anh em
quen biết và họ đương để kiếm tiền, kiếm vợ, mưu địa vị này địa vị nọ mà
nó khinh ghét, cũng tùy ý. Nhưng nó quyết tâm làm cách mạng cùng những