gọn và lùa mấy miếng là hết, cậu không cho làm gà thì đã có hàng giò chả,
hàng bún xáo vịt ngoài chợ gần ngay nhà kia, cháu mà ra bê cả mâm về,
cậu đừng trách!
Cơm xong, đang xỉa răng uống nước, Lý xin vô phép ra ngoài một tý,
rồi bưng về một đĩa các thứ bánh cao lâu có những chiếc đã khô như củi,
nhân thì chẳng còn thể biết là mùi vị đỗ xanh hạt sen hay mứt gì. Lý mua
hai gói chè củ ấu, cho cả vào một ấm chuyên, rót từng chén đặc chát mời
Thanh uống và ăn bánh. Khuya lắm, Lý buông màn sẵn, Thanh phải vào
màn cho Lý đi ngủ. Lý nhất định nằm ở cái võng bên bàn ăn. Trong khi
Thanh cứ phải căng mắt ra vì bao nhiêu hình ảnh và ý nghĩ, Lý đã ngáy pho
pho, thắt lưng da, áo ngoài, ví tiền, xà cạp và quần cuộn thành một đống
gối đầu lên, lòi thòi cả xuống đất, giạng háng gác đùi lên cả bàn...
... Phải, giờ đây người mẹ Lý đang ngồi trước mặt Thanh. Lý và em
đứng đằng sau, nhưng không phải bà kể lể các tình cảnh khúc nhôi của đời
mình hai lần góa chồng nuôi con, mà còn phô với Thanh tất cả các chuyện
tủi nhục của đời làm lính của Lý mà từng việc, từng việc, từng tháng, từng
năm như diễn ra trong khói mù, trong sương muối. Bà vừa nói vừa nhìn Lý.
Cái khổ mặt trán ngắn, gò má cao, mắt nhoi nhói, da đen cháy ấy, nhiều lúc
đăm đăm yên lặng rất lâu rồi ngập ngừng không hết lời, nhưng Lý cũng đủ
hiểu thấm thía cái điều này: "Đời mẹ chết đi đã thiệt thòi khốn khổ, khốn
nạn... Đời con sống được đến bây giờ, thì con đừng để phí để hoài. Nước
đục thì đánh cho trong, vải lấm thì giặt cho sạch. Con như kẻ chết đuối
được người giơ tay đón vớt đấy!... Thôi nào, mày đỡ giành nước cho u đội,
bỏ gọn bát và hộp diêm thuốc vào rổ cho u cắp, mắc chặt cái điếu vào rổ
kẻo lại rơi... Chiều có ra Sáu Kho đón u mà thấy còi tàu to thì nấu thêm ấm
nước, cho u bán khuya rồi lấy gạo về thổi cơm. Bảo thằng Ly đưa cơm canh
ra ngoài cho u ăn..."
Lý một tay vuốt cánh tóc mai, một tay pập pập vỗ tàn điếu thuốc hút
một hơi dài, nhìn Thanh đau đáu: