- Ớ bõ, vậy thóc gặt vụ này gởi nhà xứ bên, gởi nhà cụ trùm có cẩn
thận không?
- Trình cha, trong xóm cũng rào rấp và lập tự vệ canh phòng. Có lo chỉ
lo Nhật họ kéo đến thu, hết mất chứ bây giờ đâu đâu cũng nổi Việt Minh,
dân đâu về đấy làm ăn, còn mấy ai đi ăn mày và chịu đói nữa! Mà thưa cha,
chuyến này Nhật họ có kéo về thu, chắc chả được với Việt Minh không
khéo bị đánh to cũng nên!
- Đánh nhau to với Việt Minh cơ à? Thế thì min phải sức cho toàn Xứ
họ ta hễ thấy sắp động dạng thì phải sang cả xứ bên sông thôi!...
"Trình cha... trình cha... cha là đấng bậc bề trên, cai quản phần hồn tất
cả mọi người, cha giảng dạy điều gì của Chúa, thì tất cả phải nghe theo,
nhưng bây giờ cha bảo điều này thì... con thấy... thấy khó khăn lắm! Cha
mà lại biết rằng mấy thanh niên tự vệ trong xứ họ đang bàn với nhau là nhà
xứ có một khẩu súng gióp năm, và cha có một khẩu súng hai nòng bỏ han
bỏ gỉ hết cả, thì xứ họ xin cha cho anh em mượn, anh em lau chùi để tập
tành canh giữ cả ấp trại và đánh cả Nhật nữa đấy!..."
Cụ Khiêm đi trước, ông bõ ôm quần áo theo sau ra nhà tắm ở góc
vườn. Cởi một áo cánh nhưng vẫn mặc quần trắng dài, cụ Khiêm xát xát,
xoa xoa, bóp bóp một lúc rồi mới cho ông bõ dội nước mà phải dội từng
gáo mỗi lần một sớt chảy dần để cụ Khiêm kỳ cọ lấy. (Nghe nói ngày xưa
hồi còn mồ côi cả cha mẹ ở chăn trâu cho nhà chú thím, cụ Khiêm con theo
người anh họ đi cày nữa. Rồi khi vào nhà Chung làm chú bé, cụ Khiêm ở
với cha nào cũng được yêu mến vì cái nết dậy sớm thức khuya, việc nặng
gì một mình cũng làm hết, kể cả đào ao, vượt đất, trồng tre là công việc của
thợ đấu. Mà vẫn sáng dạ, giúp lễ cho các cha vừa nhanh gọn vừa cẩn thận.
Duy chỉ phải tính gan lì và hơi gàn bướng, nên chậm vào trường lý đoán,
rồi khi được làm thầy cả thì ở với các cố tây hình như không hợp lắm, mà
cũng chẳng được ở xứ to xứ chính nào lâu).