Như vậy Nguyên lý 80/20 khẳng định rằng tự trong nội tại quan hệ giữa
nguyên nhân và kết quả, “nguyên liệu đầu vào” và “sản phẩm đầu ra”, và
giữa công sức và thành quả thu được đã có một tình trạng mất cân đối. Một
chuẩn mức rất rõ cho tình trạng mất cân đối này có thể thấy qua quan hệ
80/20: công thức điển hình sẽ cho thấy rằng 80% những “sản phẩm đầu ra”
kết tựu từ 20% những “nguyên liệu đầu vào”; rằng 80% các kết quả xuất
phát từ 20% các nguyên nhân; hoặc rằng 80% những thành quả có được từ
20% công sức đã đầu tư. Hình 1 minh họa cho mối quan hệ này.
Trong kinh doanh, nhiều ví dụ minh họa cho Nguyên lý 80/20 đã được
kiểm chứng. 20% các sản phẩm thường chiếm 80% doanh số tính theo đô-la
Mỹ; và 20% các khách hàng cũng có một tầm quan trọng tương tự. 20% các
sản phẩm hoặc khách hàng thường chiếm khoảng 80% lợi nhuận của đơn
vị.
Trong xã hội, 20% các tội phạm chiếm 80% giá trị của tất cả các tội
phạm. 20% người lái xe gây ra 80% số tai nạn. 20% số người kết hôn cấu
thành 80% số người ly dị (những kẻ cứ tái hôn rồi lại ly dị đã làm méo lệch
các con số thống kê, gây ra một cảm giác bi quan sai lệch về mức độ chung
thủy trong hôn nhân). 20% các học sinh sinh viên nắm giữ 80% những bằng
cấp, chứng chỉ được phát ra.
Trong cuộc sống gia đình, 20% những tấm thảm trải trong nhà thường
xuyên có những bước chân giẫm lên. 20% số quần áo được đem ra mặc
trong 80% lượng thời gian. Và nếu các bạn có gắn một chuông báo trộm,
80% những vụ báo trộm nhầm là do 20% những nguyên nhân khả hữu.
Động cơ đốt trong là một minh họa tuyệt vời cho Nguyên lý 80/20. 80%
lượng năng lượng bị bỏ phí trong quá trình đốt nhiên liệu và chỉ có 20% là
được chuyển thành năng lượng đẩy cho bánh xe chạy; số 20% “nguyên liệu
đầu vào” này tạo ra 100% “sản phẩm đầu ra”!
3
Khám phá của Pareto: thiếu cân đối, một tình trạng xảy ra một cách có
hệ thống và có thể đoán trước được
Cơ sở nền tảng của Nguyên lý 80/20 được Vilfredo Pareto (1848-1923)
– nhà kinh tế học người Ý – khám phá ra năm 1897, cách đây đúng 100