lên gấp bội. Bạn có thể trở thành một con người hay hơn, hạnh phúc hơn, và
hữu ích hơn. Và bạn có thể giúp cho người khác cũng được như bạn.
CHÚ THÍCH
CHƯƠNG 1
1. Josef Steindl (1965) Random Processes and the Growth of Firms: A
Study of the Pareto Law, London: Charles Griffim, trang 18.
2. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có một lượng rất lớn những bài
báo ngắn có nói đến Nguyên lý 80/20 (thường được gọi là Quy tắc 80/20),
nhưng không đề cập rõ cuốn sách nào bàn về đề tài này. Nếu có một cuốn
sách về Nguyên lý 80/20 nào, cho dù chỉ là một công trình học thuật chưa
được xuất bản, xin quý độc giả mách cho. Một cuốn sách xuất bản gần đây,
mặc dù nội dung không thật sự là bàn về Nguyên lý 80/20, quả có lưu ý
người đọc đến tầm quan trọng của nguyên lý này. Cuốn The 20% Solution
của John J Cotter (Chichester: John Wiley, 1995) có đưa ra một câu trả lời
đúng trong lời giới thiệu: “Hãy nghĩ ra 20% những gì bạn làm có góp phần
lớn nhất cho thành công của bạn trong tương lai, sau đó hãy tập trung thời
gian và sức lực của bạn vào 20% ấy”, (trang xix). Cotter nói điều này trong
đoạn nhắc đến Pareto (trang xxi), nhưng cả Pareto lẫn Nguyên lý 80/20 (cho
dù dưới tên gọi gì) đều không được đề cập đến ở đâu khác ngoài phần giới
thiệu, và cái tên Pareto thậm chí còn không được liệt kê trong phần chỉ mục
(mục lục chi tiết). Cũng như nhiều tác giả, Cotter tỏ ra không cập nhật lắm
khi gán công thức 80/20 cho Pareto: Vilfredo Pareto là một nhà kinh tế học
sinh ở Pháp cách đây 100 năm đã quan sát thấy rằng 20% các yếu tố trong
hầu hết trường hợp là nguyên nhân của 80% những gì xảy ra (nghĩa là, 20%
số khách hàng của công ty tạo ra 80% số lợi nhuận của công ty). Ông đã gọi
đó là Định luật Pareto (trang xxi). Thật ra, Pareto chưa bao giờ sử dụng
cách nói “80/20” hay cách nói nào tương tự. Cái mà ông gọi là “định luật”
thật ra là một công thức toán học (có nêu trong ghi chú 4), là một khái niệm