tách biệt khỏi (mặc dù là căn nguyên gốc rễ của) Nguyên lý 80/20 như
chúng ta biết ngày nay.
3. The Economist (1996) Living with the car, The Economist, số ra ngày
22-6, trang 8.
4. Vilfredo Pareto (1896/7), Cours d’Economique Politique, Lausanne
University. Mặc dù xưa nay có nhiều người vẫn nhầm lẫn, Pareto không hề
sử dụng cụm từ “80/20” khi bàn đến tình trạng bất bình đẳng thu nhập, cũng
như bất kỳ chỗ nào khác. Thậm chí ông cũng không đưa ra nhận xét đơn
giản rằng 80% thu nhập được kiếm bởi 20% dân số lao động, mặc dù kết
luận này có thể rút ra từ những tính toán phức tạp hơn rất nhiều của ông.
Điều mà Pareto đã khám phá, và cũng là điều làm ông và những người theo
tư tưởng của ông hào hứng nhất, là mối quan hệ thường hằng giữa những
người thu nhập cao nhất và tỷ lệ thu nhập tổng cộng mà họ được hưởng,
một mối quan hệ theo một công thức lô-ga-rít thường quy và có thể biểu
diễn bằng biểu đồ theo một hình dạng tương tự trong bất kỳ một quãng thời
gian hay một đất nước nào. Công thức này như sau. Gọi N là số những
người có thu nhập cao hơn x, với A và m là những hằng số. Pareto tìm thấy
công thức: log N = logA+ m log x
5. Cần nhấn mạnh rằng sự đơn giản hóa này không phải được đưa ra bởi
Pareto hay, buồn thay, những người theo tư tưởng của ông, trong cả hơn
một thế hệ. Tuy nhiên, đó là một phép loại suy hợp lý từ phương pháp của
ông, và là một suy luận dễ hiểu hơn rất nhiều so với bất cứ những giảng giải
nào mà Pareto đã từng đưa ra.
6. Đặc biệt, Đại học Harvard xem ra đã từng là nơi hào hứng nhất với
việc đề cao Pareto. Ngoài những ảnh hưởng của Zipf trong lĩnh vực ngữ
văn, các giảng viên về kinh tế cũng cho thấy họ rất hồ hởi đón nhận “Định
luật Pareto”. Về những công trình giải thích hay nhất về vấn đề này, xem
bài viết của Vilfredo Pareto trong tạp chí Quarterly Journal of Economics,
Quyển LXIII, số 2, số ra tháng 5-1949 (President and Fellows of Harvard
College).
7. Về một tác phẩm giải thích tuyệt vời về định luật của Zipf, xem Paul
Krugman
(1996)
The
Self-Organizing
Economy,
Cambridge,