NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 105

mình làm được việc gì khác. Một nhân viên mới muốn tạo cảm tình với các
đồng nghiệp nên chẳng bao giờ phản ứng với các phê bình tế nhị trong
công việc. Do đó cô ta trở nên cáu gắt và bị mọi người đánh giá là “một
người khó làm việc tập thể”.

Nỗ lực hơn, cho dù là qua sự can thiệp ngày càng mạnh hay sự kiềm

chế nhiều hơn những bản năng tự nhiên, làm chúng ta kiệt sức. Thật vậy, là
những cá nhân hay tổ chức, chúng ta không chỉ bị cuốn vào vòng phản hồi
bù trừ, mà chúng ta còn tô điểm thêm vào hệ quả nảy sinh sau đó. Khi
những nỗ lực ban đầu không thể tạo ra sự cải thiện lâu dài, chúng ta càng
cố gắng hơn - với lòng tin nhiệt thành, như một võ sĩ đấm bốc, là làm việc
siêng năng có thể vượt qua tất cả chướng ngại, và tự mình bịt mắt trước sự
thật là chính chúng ta đã góp phần tạo nên các chướng ngại đó.

3. Hành vi sẽ tốt hơn trước xấu đi

Những can thiệp kém hiệu quả vẫn được chúng ta ưa thích bởi lý do

chúng thật sự có hiệu quả về mặt ngắn hạn. Những căn nhà mới được xây
thêm. Những người thất nghiệp được đào tạo. Những trẻ em đói nghèo
được cho ăn uống đầy đủ. Các đơn đặt hàng trễ được tăng thêm. Chúng ta
bỏ hút thuốc, giải tỏa căng thẳng cho con mình và tránh đối đầu với đồng
nghiệp mới. Phản hồi bù trừ thường liên quan đến một “sự trễ nhịp”, một
thời gian chờ đợi giữa lợi ích ngắn hạn và sự thiệt hại dài hạn. Tờ New
Yorker
đã từng đăng một biếm họa về một người đàn ông ngồi trên ghế bành
đẩy ngã một quân cờ domino khổng lồ đang nghiêng về phía bên trái anh
ta. “Cuối cùng mình cũng được nghỉ ngơi” anh ta tự nói với mình trong bức
biếm họa. Dĩ nhiên, anh ta không nhìn thấy quân domino đó đang đổ ngã
một quân domino khác, đến lượt nó lại làm ngã quân kế tiếp qua một phản

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.