NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 107

đây?” người khách hỏi. Hắn đáp “Bởi vì lối đi trước cửa nhà tôi không có
bật đèn”.

Chúng ta thấy dễ chịu khi áp dụng những giải pháp tương tự để giải

quyết vấn đề, dựa vào khía cạnh mà chúng ta hiểu rõ nhất. Đôi khi đúng là
chìa khóa ở dưới cột đèn thật, nhưng thường thì nó bị rớt mất trong bóng
tối. Suy cho cùng, nếu giải pháp dễ tìm ra với mọi người, thì có lẽ nó đã bị
người khác thực hiện rồi. Áp dụng càng nhiều những giải pháp quen thuộc,
trong khi những vấn đề gốc rễ vẫn còn tồn tại hoặc tệ hại hơn, là một biểu
hiện rõ ràng của lối suy nghĩ phi hệ thống (nonsystemic thinking) - mà
chúng tôi thường gọi là hội chứng “cần phải có một cây búa lớn hơn”.

5. Liệu pháp có thể tệ hơn căn bệnh

Đôi khi giải pháp quen thuộc và dễ dàng không những không hiệu quả

mà còn tai hại và nguy hiểm. Ví dụ những người gặp căng thẳng trong công
việc hoặc có vấn đề về lòng tự trọng thường tìm đến giải pháp uống rượu
như một phương thức giao tiếp xã hội. Dần dần, liệu pháp này trở nên nguy
hiểm hơn chính căn bệnh lúc đầu, trong số những tác hại của nó có cả việc
làm tăng sự căng thẳng và làm giảm lòng tự trọng của những người nghiện
rượu.

Về dài hạn, hệ quả thầm lặng nhất của việc áp dụng giải pháp phi hệ

thống sẽ là nhu cầu ngày càng cao đối với giải pháp đó. Đó là lý do sự can
thiệp sai lầm của chính phủ không những vô hiệu mà còn trở thành “thuốc
gây nghiện”. Nó làm cho những người dân địa phương càng thêm lệ thuộc
và mất khả năng ứng phó trong cuộc sống. Hiện tượng cải thiện tức thời
dẫn đến sự lệ thuộc lâu dài là rất phổ biến, được những nhà suy nghĩ hệ
thống gọi là “trút gánh nặng cho người can thiệp”. Người can thiệp có thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.