NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 120

người thụ động đến nhìn họ như những thành viên tích cực trong việc thay
đổi thực tại của họ, từ phản ứng với hiện tại đến sáng tạo ra tương lai.
Không có suy nghĩ hệ thống, thì sẽ không có động cơ cũng như công cụ để
kết hợp các nguyên lý học tập trong thực tiễn. Là nguyên lý thứ năm, suy
nghĩ hệ thống là nền tảng của cách tổ chức học tập suy nghĩ về thế giới của
họ.

Ở lần đầu xuất bản, Nguyên Lý Thứ Năm có nêu một phân tích về “ví

dụ cay đắng” nhất của nhu cầu phải suy nghĩ hệ thống ở thời điểm đó. Đó
là cuộc chạy đua vũ trang Mỹ - Liên Xô, “một cuộc chạy đua để xem ai là
người nhanh nhất đến nơi không ai muốn đến”. Tôi đã viết rằng cuộc “chạy
đua” bi kịch này đã “bòn rút nền kinh tế Mỹ và phá hoại nền kinh tế Liên
Xô”, và bình luận ở phần cuối rằng nó chỉ thay đổi khi một trong những đối
thủ kết luận rằng họ không còn “muốn chơi nữa”. Mỉa mai thay, một năm
sau khi tôi viết những điều đó, sự sụp đổ của Liên Xô khiến cho cuộc chạy
đua vũ trang này phải kết thúc đột ngột. Nhưng ngày nay, Mỹ và nhiều
nước trên thế giới dính líu vào những cuộc chạy đua khác mà cũng dẫn đến
những nơi không ai muốn đến, cái được gọi là “cuộc chiến chống khủng
bố”[2].

[2]. Việc sử dụng thuật ngữ này phản ánh một quan điểm, cũng như

việc nhiều người ủng hộ hành động “khủng bố” khẳng định rằng họ đang
chiến đấu vì tự do. Tôi sử dụng thuật ngữ này chỉ bởi vì nó phản ảnh một
quan điểm rộng rãi, tồn tại ở ngay cả nhiều nước Trung Đông, rằng những
cuộc tấn công có tổ chức vào thường dân là đủ để đảm bảo hành vi đó là
“khủng bố”.

Nguồn cơn của cuộc chiến chống khủng bố, cũng như cuộc chạy đua

vũ trang Mỹ - Liên Xô, không nằm ở tư tưởng chính trị đối lập, cũng không
ở những loại vũ khí đặc biệt nào, mà ở trong cách suy nghĩ của hai bên. Ví
dụ nhà cầm quyền ở Mỹ đã cai trị bằng quan điểm trong mô hình sau:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.