NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 118

CHƯƠNG 5: MỘT SỰ THAY ĐỔI TƯ DUY

NHÌN THẾ GIỚI BẰNG MỘT CÁCH KHÁC

Tất cả chúng ta đều có ý thích lắp ráp các mảnh của trò chơi ghép

hình, thích nhìn thấy hình ảnh tổng thể hiện lên. Sắc đẹp của một ai đó, hay
một bông hoa, hay một bài thơ chỉ thể hiện khi được nhìn tổng thể. Khá thú
vị là từ “tổng thể” (whole) và “lành mạnh” (health) có cùng một nguồn gốc
(từ hal trong tiếng Anh cổ, như trong từ “khỏe mạnh và tráng kiện - hale
and hearty”). Vì vậy không có gì ngạc nhiên là sự thiếu lành mạnh của thế
giới ngày nay có liên quan đến sự thiếu khả năng nhìn nhận thế giới như
một tổng thể của chúng ta.

Suy nghĩ hệ thống là một nguyên lý xem xét tổng thể. Nó là một cơ

cấu xem xét mối tương quan hơn là xem xét sự vật, để xem xét các mẫu
hình thay đổi hơn là một “tình huống b”. Nó là một tập hợp các nguyên tắc
chung - rút ra trong suốt chiều dài của thế kỷ XX, trải rộng trên nhiều lĩnh
vực khác nhau như khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, kỹ thuật và quản
lý. Nó cũng là một tập hợp các công cụ và kỹ thuật đặc biệt, khởi đầu từ hai
mệnh đề: một là khái niệm “phản hồi” (feedback) của điều khiển học, hai là
lý thuyết kỹ thuật “cơ chế tự động điều khiển” (servo-mechanism) đã có từ
thế kỷ XIX. Trải qua 30 năm gần đây, những công cụ này đã được áp dụng
để giúp chúng ta hiểu được nhiều dạng hệ thống khác nhau trong các lĩnh
vực từ doanh nghiệp, thành phố, địa phương, kinh tế, sinh thái học và thậm
chí cả sinh lý học[1]. Và suy nghĩ hệ thống là một tri giác - vì sự liên kết
tinh tế tạo cho các hệ thống cơ thể sống tính chất độc đáo của chúng.

[1]. Một tóm tắt tổng quát về trường phái khoa học xã hội “điều khiển

học” và “cơ chế tự động điều khiển” có thể xem trong tác phẩm của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.