NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 154

Hiểu rõ những nguyên mẫu hệ thống giúp một tổ chức bắt đầu chuyển

những góc nhìn hệ thống thành thực tiễn. Việc tán thành suy nghĩ hệ thống
khi nói “Chúng ta phải nhìn vào bức tranh lớn hơn và có cái nhìn dài hạn”
là không đủ. Việc đánh giá cao các nguyên tắc hệ thống cơ bản, như được
mô tả trong các quy luật của nguyên lý thứ năm (chương 4) hoặc được phát
hiện ra qua các mô phỏng như trò chơi bia (chương 3) là không đủ. Thậm
chí việc nhận ra một cấu trúc cụ thể bên dưới một vấn đề cụ thể (có thể là
nhờ sự giúp đỡ của nhà tư vấn) thì cũng không đủ. Điều đó có thể giúp giải
quyết vấn đề, nhưng nó sẽ không thay đổi được suy nghĩ đã gây ra vấn đề
lúc ban đầu
. Với những tổ chức học tập, chỉ khi các nhà quản lý bắt đầu
suy nghĩ dưới dạng các nguyên mẫu hệ thống, thì suy nghĩ hệ thống mới trở
thành một tác nhân tích cực hàng ngày, liên tục cho biết cách thức mà
chúng ta tạo ra thực tại của mình.

Mục đích của nguyên mẫu hệ thống là để tu chỉnh lại nhận thức của

chúng ta, cũng như để có thể nhìn ra những cấu trúc đang vận hành, và để
nhận ra cánh tay đòn bẩy trong những cấu trúc đó. Một khi nguyên mẫu hệ
thống đã được xác định, nó sẽ liên tục cho thấy những vị trí thực hiện
những thay đổi đòn bẩy cao và thấp. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã xác
định có 12 loại nguyên mẫu hệ thống, 9 trong số đó được giới thiệu và sử
dụng trong sách này (Phụ lục 2 bao gồm bản tóm tắt các nguyên mẫu được
sử dụng). Tất cả những nguyên mẫu được xây dựng từ các viên gạch nền
tảng của hệ thống: những tiến trình tăng cường, những tiến trình cân bằng
và sự trễ nhịp. Dưới đây là hai nguyên mẫu thường xuyên tái diễn, là những
bàn đạp để hiểu được những nguyên mẫu khác và những tình huống phức
tạp hơn.

NGUYÊN MẪU 1: GIỚI HẠN TĂNG TRƯỞNG

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.