NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 171

Khi nghe chuyện này, tôi nhớ lại một sự lệch hướng chiến lược tương

tự được nhiều nhà quản lý ở các công ty sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu
kể lại. Những công ty này ngày càng lệ thuộc nhiều hơn vào quảng cáo thay
vì phát triển sản phẩm mới. Bất cứ khi nào một trong nhiều sản phẩm bị sút
giảm doanh số, thì xu hướng là phát động một chiến dịch quảng cáo mới.
Văn hóa quảng cáo đã trở nên quá bám chặt vào công ty, đến nỗi tất cả ba
Giám đốc điều hành cuối cùng đều từng là những nhà quản trị trong lĩnh
vực quảng cáo, những người này thường đích thân soạn các bản thảo quảng
cáo. Trong khi đó, các đợt sản phẩm mới chủ yếu đã thu hẹp rất nhiều dưới
sự lãnh đạo của họ.

Một trường hợp đặc biệt của việc “hoán đổi gánh nặng”, thường diễn

ra với tần suất đáng báo động, là các mục tiêu giảm dần. Bất cứ khi nào có
một khoảng cách giữa mục tiêu và tình huống hiện tại của chúng ta thì có
hai loại áp lực: cải thiện tình huống và hạ thấp mục tiêu của chúng ta.
Những áp lực đó được giải quyết như thế nào là nội dung chính của nguyên
lý làm chủ bản thân, sẽ được trình bày trong Chương 8.

Xã hội luôn luôn thông đồng với những mục tiêu giảm dần. Ví dụ như

mục tiêu liên bang “toàn xã hội có việc làm” tại nước Mỹ (thất nghiệp nằm
trong mức độ cho phép) trượt từ 4% trong những năm 1960 đến 6% đến 7%
trong những năm đầu 1980 khi tỷ lệ thất nghiệp quanh mức 10% (Nói cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.