NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 169

Thông thường (nhưng không phải luôn luôn), trong cấu trúc “hoán đổi

gánh nặng” cũng có thêm một tiến trình tăng cường (khuếch đại) được tạo
ra bởi “các tác dụng phụ” của giải pháp hướng đến triệu chứng. Khi điều
này xảy ra, tác dụng phụ thường khiến việc tìm đến một giải pháp nền tảng
trở nên khó khăn hơn. Ví dụ như, những tác dụng phụ của chất gây nghiện
nhằm điều chỉnh một vấn đề về sức khỏe. Nếu vấn đề ban đầu được gây ra
bởi một cách sống không lành mạnh (hút thuốc, uống rượu, ăn uống không
điều độ, không tập thể dục), thì giải pháp căn bản duy nhất phải là một sự
thay đổi về cách sống. Chất gây nghiện (giải pháp triệu chứng, hay giải
pháp tình thế!) làm cho triệu chứng giảm đi, và làm giảm áp lực thay đổi
cách sống cá nhân. Nhưng chúng cũng có dụng phụ dẫn đến nhiều vấn đề
về sức khỏe hơn, làm cho việc phát triển lối sống khỏe mạnh càng khó khăn
hơn nữa.

HIỂU VÀ SỬ DỤNG CẤU TRÚC NÀY

Cấu trúc “hoán đổi gánh nặng” giải thích hàng loạt hành vi mà những

“giải pháp” thiện chí thực sự làm cho vấn đề tệ hơn về dài hạn. “Những giải
pháp triệu chứng” (symptomatic solutions) cám dỗ chúng ta: bề ngoài được
cải thiện ngay, áp lực cả bên trong lẫn bên ngoài với rắc rối được xoa dịu.
Nhưng xoa dịu một triệu chứng vấn đề cũng làm giảm nhu cầu tìm hiểu về
những giải pháp căn bản. Trong khi đó, vấn đề căn bản tiếp tục không được
quan tâm và có thể trở nên xấu đi. Những tác dụng phụ của giải pháp triệu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.