NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 180

CHƯƠNG 7: SỰ TĂNG TRƯỞNG TỰ DUY TRÌ
HAY TỰ GIỚI HẠN

Thật khó phủ nhận nguyên lý đòn bẩy. Nhưng trong đời thực hầu hết

mọi người không tìm ra đòn bẩy trong hệ thống. Những cách suy nghĩ phi
hệ thống của chúng ta luôn dẫn chúng ta đến ch những thay đổi có tính đòn
bẩy thấp. Bởi chúng ta không thấy những cấu trúc bên dưới hành động của
mình, chúng ta tập trung vào những triệu chứng thể hiện sự căng thẳng rõ
nhất. Chúng ta sửa chữa hay cải thiện những triệu chứng, nhưng những nỗ
lực đó tối đa cũng chỉ làm vấn đề tốt hơn trong ngắn hạn, và thường tệ hơn
trong dài hạn. Mục đích của các nguyên mẫu hệ thống, ví dụ như những
giới hạn của tăng trưởng và việc hoán đổi gánh nặng, là để giúp con người
thấy được các cấu trúc đó và nhờ vậy tìm ra được đòn bẩy, đặc biệt ở giữa
những áp lực và dòng chảy đối lập trong những tình huống kinh doanh đời
thực.

Ví dụ, hãy cùng xem xét một câu chuyện có thực mà chúng ta thường

gặp ngày này qua ngày khác. Thực ra, trường hợp dưới đây là một tập hợp
những chi tiết từ nhiều ví dụ cụ thể đa dạng bao hàm câu chuyện tương
tự[1].

[1]. Mô hình phát triển dưới đây bắt nguồn từ nghiên cứu ban đầu của

Jay Forrester về sự phát triển doanh nghiệp: (Jay W.Forrester, “Modeling-
the Dynamic Processes of Corporate Growth” (Mô hình hóa những tiến
trình động lực của sự phát triển doanh nghiệp), Hội nghị chuyên đề khoa
học máy tính của IBM về các mô hình và trò chơi mô phỏng (tháng
12/1964), và J.W.Forrester, “Market Growth as Influenced by Capital

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.