NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 214

Con người thường thấy khó nói về tầm nhìn của họ, ngay cả khi nó rõ

ràng. Vì sao? Bởi vì chúng ta ý thức sâu sắc khoảng cách giữa tầm nhìn và
thực tại. “Tôi muốn khởi nghiệp kinh doanh”, nhưng “không có đủ vốn”.
Hoặc “tôi thích theo đuổi nghề nghiệp mình yêu thích” nhưng “tôi phải
kiếm sống”. Những khoảng cách này làm cho tầm nhìn có vẻ không thực tế
và viển vông. Chúng có thể làm ta chán nản hoặc cảm thấy vô vọng. Nhưng
khoảng cách giữa tầm nhìn và thực tại cũng chính là nguồn năng lượng.
Nếu không có khoảng cách đó thì không cần phải hành động để tiến gần
hơn đến tầm nhìn. Thật sự khoảng cách này là nguồn năng lượng sáng tạo.
Chúng tôi gọi khoảng cách này là sự căng thẳng sáng tạo[11] (creative
tension).

[11]. Nguyên tắc có nguồn gốc từ nghiên cứu của Robert Frit người

gọi nó là “sự căng thẳng cấu trúc” (structural tension). Chúng tôi đã thay
đổi thuật ngữ thành creative tension để tránh lẫn lộn với từ “cấu trúc”
được dùng trong suy nghĩ hệ thống.

Hãy tưởng tượng có một sợi dây thun được kéo dãn từ thực tại đến

tầm nhìn của bạn. Khi được kéo căng, dây thun tạo ra lực căng tượng trưng
cho sự căng thẳng giữa thực tại và tầm nhìn. Sự căng thẳng này đòi hỏi
điều gì? Sự chuyển hóa hoặc sự giải phóng. Chỉ có hai cách sự căng thẳng
có thể tự điều chỉnh là: kéo thực tại đến gần tầm nhìn, hoặc kéo tầm nhìn
đến gần thực tại. Kết quả chọn lựa tùy thuộc vào việc chúng ta có bám chắc
vào tầm nhìn hay không.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.