NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 25

CHƯƠNG 1: “HÃY CHO TÔI MỘT ĐÒN BẨY ĐỦ
DÀI... VÀ BẰNG MỘT TAY TÔI CÓ THỂ NNG
CẢ THẾ GIỚI”

Từ xa xưa, chúng ta đã được dạy là nên chia nhỏ các vấn đề và xem

xét thế giới theo từng phân khúc. Điều này có thể làm cho các nhiệm vụ và
dễ quản lý hơn, nhưng ta phải trả giá đắt mà không hay biết. Chúng ta
không còn thấy hệ quả từ những hành động của mình; chúng ta mất khả
năng liên hệ đến một tổng thể lớn hơn. Khi cố gắng “nhìn bức tranh lớn”,
chúng ta cố lắp ráp lại các phần nhỏ theo trí nhớ của mình, cố liệt kê và sắp
xếp tất cả các mảnh vụn. Nhưng như nhà vật lý học David Bohm nói, cố
gắng đó là vô ích - tương tự như việc cố ráp nối những mảnh gương vỡ để
nhìn thấy hình ảnh thật sự. Do đó, sau một thời gian chúng ta sẽ từ bỏ nỗ
lực quan sát tổng thể.

Những công cụ và ý tưởng được nêu trong quyển sách này là nhằm

phá vỡ ảo giác cho rằng thế giới này được tạo ra từ các phần tử rời rạc,
không liên kết lẫn nhau. Khi chúng ta từ bỏ được ảo giác đó - thì chúng ta
có thể xây dựng “tổ chức học tập”. Trong những tổ chức đó, con người
không ngừng mở rộng năng lực của họ để tạo ra những kết quả mà họ thật
sự khao khát, những mẫu hình tư duy tiến bộ mới được nuôi dưỡng, những
ước vọng tập thể được giải thoát và con người không ngừng học cách học
tập lẫn nhau.

Khi thế giới trở nên nối liền và việc kinh doanh trở nên phức tạp và

năng động, công việc cũng phải trở nên “có tính học tập” hơn. Chỉ một
người học tập cho cả tổ chức như trước đây là không đủ, ngay cả với những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.