NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 82

hưởng của một số người trong đó đối với người khác; và rồi nói rằng đó là
nguyên nhân của hành động; và đó là những quy luật của nó.

Nhưng trí tuệ con người không chỉ từ chối việc tin vào lời giải thích

đó, mà còn dứt khoát tuyên bố phương pháp giải thích đó không đúng...
Tổng hợp những ý chí cá nhân của con người đ tạo ra cả cuộc cách mạng
và Napoleon; và chính tổng hợp những ý chí đó đã nuôi dưỡng rồi lại hủy
diệt họ.

“Nhưng bất cứ khi nào có chiến tranh, khi ấy có những lãnh tụ quân sự

vĩ đại; khi nào có cách mạng, khi đó có những con người vĩ đại”, lịch sử đã
cho thấy điều đó. “Khi nào có những lãnh tụ quân sự vĩ đại, thì sẽ có các
cuộc chiến tranh” lý trí con người trả lời; “nhưng điều đó không chứng
minh được các tướng lĩnh là nguyên nhân của chiến tranh, và những nhân
tố dẫn đến chiến tranh có thể nằm trong hành động cá nhân của một con
người...[10]

[10]. Leo Tolstoy, Chiến tranh và Hòa bình (Bản dịch của Constance

Garnett).

Tolstoy cho rằng chỉ có thể hy vọng hiểu sâu hơn bằng cách cố tìm

hiểu các “quy luật lịch sử” cơ bản, thuật ngữ của riêng ông về điều mà hiện
giờ chúng ta gọi là cấu trúc hệ thống:

Để điều tra về các quy luật của lịch sử, chúng ta phải hoàn toàn thay

đổi đối tượng quan sát. Hãy để các vị vua, bộ trưởng và tướng lĩnh sang
một bên, và nghiên cứu các yếu tố vi lượng đồng nhất dẫn dắt quần chúng.
Không ai có thể nói rằng hướng suy nghĩ về quy luật lịch sử này đã hình
thành trong con người từ bao lâu trước đây. Nhưng hiển nhiên bất kỳ khả
năng khám phá các quy luật lịch sử nào cũng chỉ nằm trong hướng này. Và
cũng hiển nhiên không kém khi nhận ra rằng: trí tuệ con người cho đến nay
vẫn không dành cho phương pháp nghiên cứu đó một phần triệu sinh lực

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.