NGUYÊN LÝ THỨ NĂM - Trang 85

trò chơi. Rằng họ thật sự không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng số
lượng đặt hàng. Điều này làm tôi liên hệ đến câu chuyện về các quan chức
Mỹ, mười hay mười lăm năm trước đây (kể từ ấn bản đầu tiên năm 1990 -
ND)
, cố giải thích cách nước Mỹ bị vướng vào khó khăn ở Việt Nam.

Khi cho rằng cấu trúc tạo ra các mô hình hành vi cụ thể thì điều đó

chính xác có ý nghĩa gì? Làm thế nào các cấu trúc kiểm soát như thế được
nhận ra? Làm thế nào những kiến thức như vậy giúp chúng ta thành công
hơn trong một hệ thống phức tạp?

Trò chơi bia là một thí nghiệm để tìm ra cách cấu trúc ảnh hưởng đến

hành vi. Mỗi người chơi: cửa hàng bán lẻ, đại lý bán sỉ và nhà máy bia - chỉ
ra một quyết định mỗi tuần: cần đặt hàng bao nhiêu bia. Cửa hàng bán lẻ là
người đầu tiên đẩy mạnh số lượng đặt hàng, với cao điểm là Tuần 12. Khi
đó, số lượng bia cần có không được đáp ứng đúng lúc - do cả đại lý và nhà
máy đều không giao hàng đủ theo đơn đặt hàng. Nhưng cửa hàng bán lẻ,
không căn cứ vào số hàng còn thiếu đó, đột ngột tăng đơn đặt hàng lên
bằng bất cứ giá nào. Sự tăng vọt đột biến đó được khuếch đại lên trong toàn
thể hệ thống - đầu tiên bởi đại lý bán sỉ, sau đó đến nhà máy bia. Số lượng
đặt hàng đỉnh điểm của nhà máy là 40 xe bia, còn số lượng sản xuất đỉnh
điểm của nhà máy lên đến 80 xe bia.

Kết quả là một mô hình “tích tụ để sụp đổ” mang tính đặc trưng với

mọi vị trí, được khuếch đại cường độ khi bạn di chuyển “ngược dòng” từ
cửa hàng bán lẻ đến nhà máy bia. Nói cách khác, nhu cầu của người tiêu
dùng càng tăng, thì đơn đặt hàng càng lớn và sự sụp đổ càng nghiêm trọng.
Gần như tất cả những người tham gia trò chơi bia trải qua khủng hoảng
nghiêm trọng, dẫn đến với mức sản xuất gần như bằng không chỉ vài tuần
sau khi tăng công suất hàng tuần lên 40, 60, 100 công hàng hoặc thậm chí
hơn nữa[13].

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.