ít lâu để có thì giờ nghỉ ngơi sửa soạn, sau lại đánh cũng không muộn.
Lê Lợi nói:
- Ta cũng đã tính tới chuyện đó. Hiềm vì nỗi, giặc mười phần nắm chắc
chín phần thắng ta, nên không dễ chịu lui binh giảng hòa. Bởi thế, phải có
người ăn nói thật khéo, viết thư thuyết phục, mới may thoát khỏi thế quẫn
bách này. Việc ấy phi Nguyễn Trãi không ai làm nổi.
Nguyễn Trãi bước ra lĩnh mệnh thảo “ Thư tố oan” (tức thư giả xin hàng).
Lại viết riêng một thư gửi tổng binh Trần Trí, một thư gửi Thái giám Sơn
Thọ, trung sứ của vua Minh sang dụ hàng. Lê Lợi sai anh vợ là Trần Vận
và tướng Lê Trăn đem các thư ấy và năm đôi ngà voi làm lễ vật cầu hòa.
Tống binh Trần Trí tiếp thư mới đem cho tướng tá nghị bàn. Thư viết:
Tri huyện Ðồ Phú là người đồng hương cùng tôi có hiềm khích. Nó đút lót
với tham chính Lương Nhữ Hốt nói vu cho tôi. Nhữ Hốt báo với quan quản
binh. Nội quan Mã Kỳ nhân đó cho quan quân đến đánh úp bộ chúng của
tôi không kể trẻ già đều chém giết bắt bớ; họ hàng tôi đều tan tác, vợ con
tôi đều chia lìa; lại khai quật mồ mả tổ phụ tôi mà phơi bày hài cốt …”
Nghe thư, Mã Kỳ bị chạm nọc đập bàn quát lớn:
- Xin hàng gì mà toàn là lời tố cáo láo xược!
Trần Trí can:
- Chấp gì chuyện ấy. Ông chớ vì một lời nói mà để hỏng việc lớn. Nay nội
địa đang bị khốn đốn: trong thì thiên tai dân biến; ngoài thì liền năm xuất
chinh cự quân Ngõa Thích ở phía Tây, chống quân Thát Ðát ở phía Bắc.
Hoàng đế đã truyền phải cố sức dụ hàng Lê Lợi cho Giao Chỉ tạm yên , để
chuyên tâm lo việc nội địa. Tôi xem thư thấy viết: :” Xin hoặc cho đi đánh
Bắc để lập công hoặc cho theo dẹp Tây để chuộc tội dù chết cũng không
từ” . Nh ư thế là Lê Lợi biết rõ chuyện nội địa. Nay nếu bị bức bách quá,
bọn chúng tất phải liều chết đánh mãi; quan quân phải đi đánh dẹp hao binh
tổn tướng, nạn ấy không biết bao giờ mới dứt, còn ta thì thêm mang tội trái
mệnh dụ hòa của hoàng đế.
Sơn Thọ cũng nói:
- Xem thư viết: “ Tôi từ sinh ra thích danh tiết mà trọng nhân nghĩa ghét
tiểu nhân mà dấn mình vào hoạn nạn tuy ở trong cảnh gian nan nguy hiểm