NGUYỄN TRÃI - Trang 19

một người nói:
- Trên thì tể tướng, dưới thì trăm quan hùa nhau kiếm lợi, hối lộ công hành.
Một người tên là Cao Sư Ðãng cũng nói:
- Thiên tử thì thất đức, đại thần thì hối lộ, dùng toàn là kẻ vô công, có làm
điều thiện nào đâu!
Nghe vậy, Nguyễn Trãi bèn quay gót, biết thế không thể đừng được, mới
dâng biểu xin cáo quan lui về Côn Sơn (Hải Hưng) sống cuộc đời thanh
đạm giản dị. Ngày đêm đọc sách ngâm thơ, thưởng trăng ngắm hoa nhưng
lòng Nguyễn Trãi vẫn không vui; hễ nghĩ đến non sông mờ mịt, muôn dân
sầu khổ thì không cầm nước mắt, nên có thơ rằng:
“ Say mùi đao, trà ba chén
Tả lòng phiền, thơ bốn câu” .
Ðỗ Mộng Tuân, người bạn đỗ cùng khoa với Nguyễn Trãi có lần đến Côn
Sơn thăm đã nói:
- Nhà quan tri tam quán sự sao mà lạnh lẽo như một dòng nước. Bốn vách
tường trống trải xơ xác, chỉ được cái giàu sách vở.
Nguyễn Trãi tuy đem thân gửi chốn suối rừng nhưng cũng là miễn cưỡng.
Bởi thế, chí ông vẫn để ở nơi dân nước. Tấm lòng ưu ái ấy chẳng lúc nào
khuây. Ông thường mượn thơ để gửi niềm trung phẫn: “Ao quan thả một bè
rau muống
Ðất bụt ương nhờ một luống mùng
Còn có một lòng âu việc nước
Ðêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung”
Lê Thái Tổ mất. Trước khi băng hà, chừng hối tiếc về lỗi lầm đối với
Nguyễn Trãi nên vua di mệnh lại cho thái tử Nguyên Long nên dùng
Nguyễn Trãi. Nguyên Long nối ngôi, tức Lê Thái Tông bèn xuống chiếu
vời Trãi về kinh. Ông lập tức tiến triều, vào chầu trước bệ tâu rằng:
- Thần tài sơ đức mỏng, tóc bạc lòng son, tưởng gửi nắm xương tàn nơi quê
cũ, may được dịp mây trời ban xuống truyền gọi trở ra. Bệ hạ thương thần
như con ngựa già còn kham được roi quất, dấn bước phi lên. Chí thần
những muốn bắt chước người xưa lập chí, lòng thần yêu dân chúng nên
thường hay lo trước việc thiên hạ chưa lo. Nguyện dốc lòng phơi tấm gan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.