NGUYỄN TRƯỜNG TỘ VỚI TRIỀU ĐÌNH TỰ ĐỨC - Trang 13

mái chèo mà thôi... Nếu cần lắm thì phải gửi giấy xin quân Anh đóng ở Ấn
Độ, Hương Cảng, Thượng Hải... thì sớm chiều là có thể đến nơi để giúp.
Lại có quân của Y Pha Nho ở Lữ Tống (Phi Luật Tân) đến dồn sức tấn
công...

Hiện nay tình hình trong nước rối loạn. Trời thì sinh tai biến để cảnh

cáo, đất thì hạn hán tai ương, tiền của sức lực của dân đã kiệt quệ..., trong
Triều đình quần thần chỉ làm trò hề cho vui lòng vua, che đậy những việc
hư hỏng trong nước, ngăn chặn những bậc hiền tài, chia đảng lập phái
khuynh loát nhau;... ngoài ra các tỉnh thì quan tham lại nhũng xưng hùng
xưng bá... bòn rút mỡ dân, đục khoét tủy nước... Như thế loạn không phải
chỉ từ bên ngoài mà ở ngay trong nước vậy...

Sự thế hiện nay chỉ có hòa...
Dân sẽ yên, sau sẽ khiến kẻ hiền tài vượt biển sang các nước lớn học

cách đánh trận giữ thành, học tập trí xảo của thiên hạ, giao thiệp với họ lâu
dài, mới biết lường sức đo tài, biết hết tình trạng của họ. Học cho tinh vi
mới sinh kỹ xảo, rất mực kỹ xảo mới mạnh, bấy giờ sẽ dưỡng uy sức nhuệ,
đợi thời hành động, mất ở phía Đông thì lấy lại ở phía Tây..."

[16]

.

Chúng tôi trích dẫn tóm tắt Di thảo số 1 và thiển nghĩ đây là một dị

bản của điều trần Hòa từ được đệ đạt từ năm 1861 hoặc đầu năm 1862,
nghĩa là trước khi ký kết hòa ước Nhâm Tuất (5.6.1862) rất bất lợi cho ta.
Tư tưởng chiến hay hòa là tư tưởng của thời kỳ Âu Tây đem quân đi chiếm
thuộc địa khắp thế giới. Lấy tư tưởng ngày nay mà phê bình thì không thích
đáng. Lời nhận định nặng nề của Nguyễn Trường Tộ về tình hình nội bộ
của ta, tỏ ra ông là người sáng suốt và cương trực. Thật đáng suy nghĩ!

Trong Hòa từ cũng như trong Thiên hạ đại thế luận, Nguyễn Trường

Tộ viết khi Charner "đã chỉnh cư thành Gia Định và các phủ huyện thuộc
hạt" với ý đồ "hỏi một là tại vì sao giết hại giáo sĩ, hai là hỏi vì sao không
chịu giao thiệp, ba là xin ta cắt cho một vài chỗ để làm đường giao thương
như các nước thường làm". Đó là khoảng đầu năm hay giữa năm 1861.
Cuộc nghị hòa chưa thực hiện. Ngày 29.11.1861, Charner trao quyền cho
Bonard; viên này đánh chiếm nốt các tỉnh miền đông Nam Kỳ và cả Vĩnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.