triều mà là người có tội của nghìn muôn đời vậy!... (Đình thần) xin bắt tội.
Vua nói: bây giờ há có người hiền tài nào mà đổi hết được dư. Bèn cho
Thanh Giản lãnh tổng đốc Vĩnh Long, Duy Thiếp lãnh tuần phủ Thuận
Khánh cùng với tướng nước Phú Lãng Sa biện bác để chuộc tội"
.
Kết quả hòa ước Nhâm Tuất như vừa kể rất tai hại cho Việt Nam; khác
xa với sự phân tích tình thế và mong đợi của Nguyễn Trường Tộ trình bày
trong Di thảo số 1 Bàn về những tình thế lớn trong thiên hạ (Thiên hạ đại
thế luận)
. Đọc kỹ nội dung Di thảo này, chúng ta sẽ biết đây là văn kiện
mà Nguyễn Trường Tộ viết trước khi có hòa ước Nhâm Tuất (5.6.1862),
chứ không phải là "tháng 3-4 năm 1863". Xin trích dẫn khá đầy đủ Di thảo
này:
"Tôi là Nguyễn Trường Tộ, bề tôi nước Đại Nam đã từng trốn ra nước
ngoài xin đem những điều mà tôi đã biết và thấy một cách chính xác về sự
thế trong thiên hạ, mạo tội kính bẩm...
Ngày nay các nước phương Tây, đã bao chiếm suốt từ Tây nam cho
đến Đông bắc, toàn lãnh thổ châu Phi cho tới Thiên Phương, Thiên Trúc,
Miến Điện, Xiêm La, Tô Môn Đáp Lạp, Trảo Oa, Lữ Tống, Cao Ly, Nhật
Bản, Trung Quốc và các đảo ở ngoài biển, kể cả Tây châu, không đâu là
không bị họ chẹn họng bám lưng... Ở trên lục địa, tất cả những chỗ nào có
xe thuyền đi đến, con người đi qua, mặt trời mặt trăng soi chiếu, sương mù
thấm đọng thì người Âu đều đặt chân tới, như tằm ăn cá nuốt...
Đến như địa thế Trung Hoa chiếm 1 phần 3 Đông phương, nhân số
đến 360 triệu, uy thế lẫy lừng, ai cũng phải thần phục họ cả, thế mà từ thời
Minh về sau, người Tây phương vượt biển sang Đông, hai bên đánh nhau,
thây chất thành đống, sau phải giảng hòa không biết bao nhiêu lần. Còn
như ta là một xứ nóng, gần kề Quế hải (Biển Đông), là trạm nghỉ chân của
người Tây phương trên đường sang Đông...
Mới đây, người Pháp thừa thế đánh xong tỉnh Quảng Đông, đã đưa
quân tinh nhuệ xuống phía Nam, làm Đà Nẵng thất thủ...Người Pháp đến
đây, một là hỏi ta vì sao giết hại giáo sĩ, hai là hỏi vì sao không chịu giao
thiệp, ba là xin ta cắt cho một vài chỗ để làm đường giao thương như các