nghe theo thì thôi, họ không nghe thì kiếm lời thoái thác để ngừng hoãn lại,
đợi được báo cáo sẽ làm cho hợp sự thế"
Ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Tuất, sứ đoàn Phan Thanh Giản, Lâm
Duy Thiếp đi thuyền Loan Thoại vào Gia Định. Trong sứ đoàn có linh mục
Đặng Đức Tuấn làm thông ngôn. Ngày 9 tháng 5 (dương lịch là ngày
5.6.1862) là ngày ký hòa ước. Phía đối phương có Đô đốc Bonard đại diện
nước Pháp, đại tá Palanca - Guttierez đại diện Tây Ban Nha. Aubaret dịch
giả Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức làm thông ngôn (Cố
Trường Legrand de la Liraye và Trương Vĩnh Ký chỉ làm thông ngôn ở
vòng ngoài về phía Pháp).
Ngày 26.5.1862, sứ đoàn Việt Nam tới Sài Gòn, đại diện ba nước trao
đổi ủy nhiệm thư trên chiến hạm Le Duperré đậu ở bến sông đầu đường
Đồng Khởi nay. Sau đó là hội nghị diễn ra tại Trường Thi (Nhà Văn hóa
Thanh niên, 4 Phạm Ngọc Thạch, Q.1 hiện tại). Đối phương đòi những điều
kiện quá đáng, linh mục Đặng Đức Tuấn kể lại:
Phan - Lâm đòi Tuấn hỏi han:
"Tây xin nhiều quá, Tuấn bàn làm sao?"
Tuấn rằng: "Ông lớn lượng cao,
Đòi bồi thì chịu, đừng giao tỉnh thành.
Ý tôi thời vậy đã đành,
Mặc lượng quan lớn quyền hành chủ trương"
Ngày 9 tháng 5 năm Nhâm Tuất tức ngày 5.6.1862, ba bên ký kết một
hòa ước rất bất lợi cho ta.
Sử Thực lục ghi rõ: "Khi sắp đi, vua rót rượu của vua dùng ban cho.
Rồi dụ rằng: đất đai quyết không thể nào cho được, tà giáo quyết không
cho tự do tuyên truyền. Kịp khi hai viên ấy (Phan Thanh Giản, Lâm Duy
Thiếp) đến Gia Định, bèn đem đất ba tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên
Hòa nhường cho Tây dương, lại nhận số bạc bồi quân phí đến 400 vạn
đồng, ước tính đến 280 vạn lạng bạc) và lập nhà giảng đạo, mở phố thông
thương, gồm 12 khoản... Vua nói: thương thay con đỏ của lịch triều, nào có
tội gì? Rất là đau lòng! Hai viên này không những là người có tội của bản