này; cũng sẽ như vậy đối với chiến hạm Pháp đi thanh tra trên sông này và
tất cả những chi lưu.
Điều 4: Một khi hòa bình tái lập, nếu một nước ngoài muốn được trao
cho một phần đất đai An Nam - hoặc bằng gây hấn, hoặc bằng hiệp ước -
thì Quốc vương An Nam sẽ thông báo trước cho sứ thần Pháp để đệ trình
trường hợp xảy ra ngõ hầu Hoàng đế Pháp được hoàn toàn tự do trong
việc có trợ giúp hay không Vương quốc An Nam. Nhưng nếu trong hiệp ước
với ngoại quốc có vấn đề trao nhượng đất đai, thì việc trao nhượng ấy chỉ
có thể hợp thức hóa bằng sự chấp thuận của Hoàng đế Pháp.
Điều 5: Công dân đế quốc Pháp và vương quốc Tây Ban Nha có thể
được tự do thương mại trong ba hải cảng Đà Nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên.
Công dân An Nam cũng được tự do thương mại trong các hải cảng
Pháp và Tây Ban Nha theo đúng luật pháp hiện hành.
Nếu một nước ngoài giao thương với An Nam, thì công dân nước
ngoài ấy không được biệt đãi hơn công dân Pháp và Tây Ban Nha...
Điều 6: Khi hòa bình tái lập, nếu có vấn đề gì quan trọng phải thương
thảo, thì ba nhà vua sẽ cử đại diện thương thuyết tại một trong ba thủ đô...
Điều 7: Khi hòa bình tái lập thì sự hận thù hoàn toàn không còn. Vì
thế Hoàng đế Pháp sẽ chấp thuận một cuộc đại xá cho các công dân dù
quân sự hay dân sự của vương quốc An Nam từng tham chiến và tài sản bị
tịch thu của họ sẽ được giải tỏa. Quốc vương An Nam cũng sẽ tổng đại xá
cho những công dân mình từng đầu hàng và theo Pháp, đại xá cho những
người ấy và cả gia đình họ.
Điều 8: Quốc vương An Nam phải trả một chiến phí là bốn triệu đôla
trong vòng mười năm.
Sẽ được trừ đi số tiền mười vạn quan đã đưa trước rồi. Vương quốc
An Nam không có tiền đôla, vậy mỗi đô-la tính là 72 phần 100 của lạng
bạc.
Điều 9: Nếu một kẻ gian phi, trộm cướp hay phản loạn An Nam vi
phạm trộm cướp hay phá rối trật tự trong phần lãnh thổ thuộc Pháp, hay
nếu công dân Âu châu nào phạm pháp trốn sang lãnh thổ An Nam, thì lập