6
Aubaret đề nghị hiệp ước mới cho
chuộc lại ba tỉnh
V
ới sự chuyên nghiệp và não trạng như thế, Aubaret phải phác thảo
cho xong bản hiệp ước mới vừa có lợi cho Pháp vừa có thể cho Tự Đức
chấp nhận. Sứ bộ Phan Thanh Giản từ chối tham gia ý kiến, viện dẫn lý do
không có thẩm quyền. Sứ bộ rời nước Pháp ngày 10.11.1863. Hiệp ước mới
coi như chính phủ Pháp đã thông qua. Còn "Aubaret xuống tàu ở cảng
Marseille ngày 29.1.1864 đi Bangkok, để nhận nhiệm sở Lãnh sự Pháp tại
thành phố này... Dự kiến tới kinh đô Việt Nam vào tháng 4, nhưng bệnh đau
mắt nặng đã giữ chân ông ở Singapore thêm một tháng... Mãi đến ngày
24.5.1864, Aubaret mới tới Sài Gòn, và phái đoàn đi Huế ngày 14.6.1864...
Thực ra Aubaret ở Huế từ ngày 15.6.1864 tới ngày 20.7.1864. Cuộc thương
thảo chính thức bắt đầu từ ngày 23.6.1864 và chấm dứt bằng việc ký kết
ngày 15.7.1864 hai hiệp ước Chính trị và Thương mại"
Bản dự thảo Hòa ước mới do một mình Aubaret soạn, tuy có tham
khảo ý kiến của sứ đoàn Phan Thanh Giản, nhưng đều bị khước từ vì lý do
chưa có chỉ thị của Tự Đức. Aubaret cứ cho là bản dự thảo đã có sự đồng ý
của sứ đoàn Phan Thanh Giản (!), nên đề nghị chỉ thương thuyết trên dự
thảo này. "Thực vậy chúng ta biết là Phan Thanh Giản cùng với hai phó sứ
và bồi sứ, Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản, đi sứ ở Pháp về, mang theo
một bản dự thảo Hòa ước, thay thế cho Hòa ước 5.6.1862. Theo dự thảo
Hòa ước mới: Pháp trả lại cho Việt Nam ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và chỉ
giữ lại một vài địa điểm làm nơi buôn bán. Ngược lại triều đình Huế phải
trả cho Pháp một khoản tiền bồi thường rất lớn hằng năm. Phái bộ Phan