trước tôi đã bẩm qua rồi. Cúi xin đại nhân soi xét tấm lòng thành đem việc
chuyển tâu lên. Nếu ngày kia có việc, tôi xin được phụ giúp, tôi cũng có thể
trình bày một vài ý kiến để chuộc tội trước.
Hiện nay tôi muốn đi qua kinh đô nước Anh. Nhân nước Anh có mở
đại hội cách trí, họ thường sai người đi khắp các nước đến các đầu phố
phỏng vấn về tình hình người phương Tây giao tế với các nước khác như
thế nào (việc này có tương quan đến đại thế tung hoành, phân hợp của các
nước). Người này đến Gia Định, phỏng vấn người Pháp gần đây thế nào,
Đại Nam thế nào, nhưng người Pháp không chịu nói sự thật. Y nghe tiếng
tôi, tự đến hỏi thăm. Thật tình có bụng muốn gặp nhau nên nhân y muốn
mời tôi cùng đi, tôi mừng thầm cho đó là cơ hội tốt khiến tôi có thể đến tận
nước Anh, như trong tờ mật bẩm ngày trước tôi đã nói lý do cần đi nước
ngoài là vì thế...
Tháng trước, tôi đã bẩm lên quan Thượng thư bộ Binh (Trần Tiễn
Thành) biết rằng: Họ muốn làm kế bưng tai ăn trộm chuông, cho nên gấp
rút phái thuyền đến Kinh xin hoàn thành công việc. Đấy là mưu kế độc ác.
Có hai lẽ (hai lẽ ấy tôi đã bẩm rõ rồi). Vả lại trong tờ hòa ước họ có buộc
một điều kiện là: "Có thuận cho thi hành mới được thi hành", chính là mưu
ngăn chặn người khác chia lợi với mình sau này vậy. Vì gần đây các nước
ký hòa ước chung với phương Tây, phần nhiều đều có các nước cùng chứng
vào, nên khó bề tự ý muốn làm gì thì làm. Chỉ có lần này họ đem kế ấy thi
hành ở nước ta. Họ biết chắc chắn thế nào ta cũng sẽ vi phạm trước. Ý họ
muốn mượn cớ đấy để phía Nam lấy Cao Miên, phía Bắc thông lên Vân
Nam (họ nghe nói tơ Vân Nam tốt nhất thiên hạ, lại nghe Hải Dương có mỏ
than) chứ không phải chỉ vì ba tỉnh mà thôi. Từ 1864, đã thấy trước.
Họ trả lại cho ta một là vì danh nghĩa ép buộc (điều này ngày trước tôi
cũng đã bẩm lên quan bộ Binh biết rõ. Xin đợi đến khi về Kinh xem lại kỹ
càng).
Hai là để lấy lòng (điều này chưa dám nói rõ).
Ba là tạm mua hư danh, rồi sẽ thong thả thực hiện ý đồ (tôi đã từng dò
biết được chắc chắn không sai, họ cũng bàn bạc với nhau rằng: Sứ bộ nước
Nam đã sang, mà ta cứ giữ khư khư không cho, sợ sinh sự không tốt đẹp,