8
Nguyễn Trường Tộ dâng kế hoạch cho
dân giàu nước mạnh
V
ận mệnh nước ta lúc ấy thật bi đát. Vua quan triều chính chẳng biết
phải làm gì, chỉ trông chờ ở "chút động lòng" của kẻ địch, đồng thời cũng
biết trước là La Grandière mưu tính chiếm nốt ba tỉnh miền tây (Vĩnh
Long, An Giang, Hà Tiên). Trong tình huống ấy, Nguyễn Trường Tộ mạnh
dạn đệ đạt lên triều đình Tự Đức Kế hoạch làm cho dân giàu nước mạnh
(Dụ tài tế cấp bẩm từ - Lục lợi từ) tức Di thảo số 5 khoảng 20.6 -
18.7.1864
mà chúng tôi mạn phép trích dẫn rộng rãi như sau:
"Trộm nghĩ trong nước có nhiều việc, dân chúng phải lo gấp việc sinh
sống mà ý trời giúp người lại ngoài ý muốn của người. Cho nên Mạnh Tử
có thuyết: 'Địch quốc ngoại hoạn'; tiên nho có câu: 'Thiên tâm nhân ái'. Do
từ việc người mà xem, các nước trong bầu trời, chưa nước nào không do có
nhiều biến cố mà vượt lên xa được; từ đạo trời mà xem, lại càng kỳ diệu
hơn. Tạo vật ban phúc cho con người, cái phúc đó cũng chỉ được dần dần,
lớn dần dần, phải lâu ngày mới thấy.
Kể từ khi có loài người, loài vật, đến nay đã gần 7.000 năm, thống kê
số lợi hưởng trên mặt đất của cả thiên hạ chưa đầy 4/10. Vả lại, tạo vật sinh
ra loài người đều do cùng một nguồn gốc như nhau cả. Thế mà ngày nay
trên địa cầu, người văn minh thì ít người dã man thì nhiều, chẳng lẽ tạo vật
lại có hậu đãi, bạc đãi khác nhau? Đó chẳng qua chưa đến thời mà thôi. Ví
dụ như cha mẹ đối với con cái, đứa lớn bảo lập nghiệp làm ăn sinh sống,
đứa bé phải dạy cho biết số mục, ứng đối... cứ tuần tự như vậy. Do đó suy
ngược lại thì mọi ý định sắp xếp của tạo vật không có cái gì là không để