nhiệm. Kết quả, Wakatsuki chỉ thu hoạch được chứng cứ cho một phần
trong câu chuyện của Mitsuyo.
Vừa lúc Wakatsuki bắt đầu cảm thấy hối hận vì đã đến đây thì cô giáo
Hashimoto bảo “Chờ tôi một lát”, đoạn rời phòng tiếp khách. Sau mười
phút chờ đợi thì bà quay lại, cầm theo một thứ trông như cuốn sổ nhỏ.
- Đây là tập san hồi lớp Năm của lớp đó. Hễ làm chủ nhiệm lớp nào là tôi
bắt lớp đó làm tập san để giúp các em tăng khả năng viết. May mà nó vẫn
còn.
Cuốn tập san được in bằng máy in quay tay ronéo trên loại giấy rất thô
sơ. Trải qua ba mươi năm, nền giấy đã bị ôxy hóa khủng khiếp còn viền thì
quăn queo như bị cháy, đã vậy, mực in cũng mờ đi, không còn rõ chữ. Phần
ghim đóng gáy bị gỉ, sắp gãy đến nơi.
Tiêu đề của tập san là “Giấc mơ”. Wakatsuki cứ tưởng các học sinh được
yêu cầu kể về ước mơ trong tương lai nhưng đọc qua mới thấy chúng toàn
viết về giấc mơ trong lúc ngủ. Có thể nói, đây là chủ đề thích hợp dành cho
những đứa trẻ ghét làm văn.
Có những giấc mơ hồn nhiên đúng kiểu trẻ con, nhưng cũng có những
câu chuyện viết tốt đến mức khiến người ta nghĩ ngay tới hai chữ “hư cấu”.
Giấc mơ được đưa đi ăn nhiều của ngon vật lạ, nhất là món bò bít tết
cũng gợi nhớ bầu không khí thời bấy giờ.
Các bài viết được xếp theo thứ tự bảng chữ cái La tinh nên bài của
Kosaka Shigenori nằm ở khoảng số 6, 7 của nữa trước tập san.
Giấc mơ
Kosaka Shigenori
Bà nói người chết sẽ trở về gặp ta trong giấc mơ, em rất vui vì được gặp bố
mẹ trong mơ.
Bố mẹ bảo em, “Shigenori này, con phải nghe lời bà nghe chưa, không
được nghịch ngợm đâu đấy! ”Em vừa trả lời “Con đâu có nghịch” thì bố
mẹ biến mất. Sau đó em không được gặp bố mẹ nữa. Em muốn gặp lại
nhưng mà bố mẹ không còn về gặp em trong mơ nữa. Hết.
So với một học sinh lớp Năm thì bài văn non nớt đến kinh ngạc, giỏi lắm
chỉ ở trình độ lớp Hai là cùng. Không chỉ bởi cả bài viết toàn chữ