Bất ngờ ở chỗ, không có vụ ngụy trang tự sát nào cả. Trong số các
nguyên nhân tử vong phổ biến thì tự sát là thường gặp còn giết người lại
cực hiếm, thế nhưng liên quan đến phương thức ngụy trang thì hoàn toàn
trái ngược. Thế là sao?
Thứ nhất, có thể diễn giải rằng, thống kê trên 68 vụ là quá ít, nên ngẫu
nhiên các vụ ngụy trang tự sát không lọt vào bảng phân loại. Thứ hai, đây
chỉ là thống kê các vụ đã bị phát giác, biết đâu trong số những vụ mà tội
phạm thực hiện trót lọt lại có cả giết người ngụy trang thành tự sát?
Ngắm lại, trường hợp giết người ngụy trang tự sát có lẽ ít hơn Wakatsuki
tưởng. Dù đã có kèm kì hạn nhưng quy định không nhận được tiền bảo
hiểm trong trường hợp tự sát vẫn là một trở ngại lớn, hơn nữa, xem ra việc
giết người ngụy trang thành tự sát khá khó nhằn.
Xét trường hợp cụ thể thì ở nước ngoài có một vụ án vô cùng hiếm thấy,
người ta phát hiện ra vợ của một bác sĩ nọ đã nhập viện khoa Tâm thần vì
trầm cảm dẫn đến muốn tự sát. Ông chồng bác sĩ mua cho vợ một khoản
bảo hiểm nhân thọ lớn rồi dụ dỗ vợ tự sát bằng thuật thôi miên.
Ngoài ra, vào năm 1980, ở Nhật còn xảy ra một vụ án có tên “Giết hại
giám đốc và ngụy trang thành tự sát”.
Anh không biết vì sao vụ án lại không xuất hiện trong bảng thống kê trên
của Cục Cảnh sát.
Nội dung của vụ án như sau: Hai cán bộ của một công ty sắp phá sản nọ
đã phát hiện giám đốc tham gia khoản bảo hiểm tổng cộng 200 triệu yên,
khoản tiền này sẽ được công ty thụ hưởng, bèn chuốc cho giám đốc say
rượu rồi siết cổ chết treo lên cành cây để ngụy trang thành tự sát. Cảnh sát
đã điều tra do nghi ngờ về nguyên nhân chết và ngay lập tức phát giác ra
hành vi phạm tội.
Có lẽ vụ việc bị bại lộ vì sự khác nhau giữa sung huyết trên mặt hoặc
rãnh treo trong trường hợp tự thắt cổ và siết cổ. Bằng cách nào mà Komoda
Shigenori lại giải quyết được vấn đề nan giải này?
Dòng suy nghĩ của Wakatsuki bị lung lạc dữ dội. Chẳng lẽ gã ta vô tội
thật?