đạo cấp trên, đồng cấp và cấp dưới như thế nào. Nhưng, tôi vẫn
muốn bạn đánh giá các kỹ năng đó chính xác hơn để điều chỉnh
đúng đắn hướng phát triển kỹ năng lãnh đạo của bản thân.
Trước khi đọc tiếp cuốn sách này, tôi khuyên bạn đánh giá kỹ
năng lãnh đạo của bản thân dựa trên bản đánh giá trên trang web
www.360-Degreeleader.com. Các câu hỏi trực tuyến mà chúng tôi
đưa ra khá đơn giản, dễ hiểu, yêu cầu bạn đánh giá bản thân trong
những vấn đề liên quan đến năng lực lãnh đạo của một trong ba
lĩnh vực. Bạn sẽ biết được ưu điểm, nhược điểm của mình khi thực
hành từng kiểu kỹ năng. Tuy nhiên, trước khi học các kỹ năng này,
chúng ta nên bắt đầu với bảy ngộ nhận của những người lãnh đạo từ
vị trí giữa của tổ chức.
Ngộ nhận #1
NGỘ NHẬN VỀ CHỨC VỊ
“Tôi không thể lãnh đạo nếu tôi không đứng đầu.”
Theo tôi, ngộ nhận số một của mọi người về vai trò lãnh đạo là:
Chức vị hay chức danh tạo ra vai trò lãnh đạo. Quan điểm này hoàn
toàn sai lầm. Bạn không cần đứng đầu một nhóm, một phòng ban
hay một tổ chức để lãnh đạo. Nếu bạn nghĩ mình cần đứng đầu, thì
bạn thuộc nhóm người ngộ nhận về chức vị.
Vị trí đứng đầu không tự động biến người ta thành nhà lãnh đạo.
Nguyên tắc Ảnh hưởng trong cuốn 21 nguyên tắc vàng về nghệ
thuật lãnh đạo phát biểu: “Thước đo thật sự của vai trò lãnh đạo chính
là tầm ảnh hưởng.”
Khi lãnh đạo các tổ chức tình nguyện, tôi đã chứng kiến nhiều
người bị “giam cầm” trong ngộ nhận chức vị. Khi bố trí những
người này vào một nhóm, họ thấy bức bối nếu không được cấp