5. Quản lý suy nghĩ
Nhà thơ kiêm tiểu thuyết gia James Joyce nói: “Trí óc sẽ trả lại
cho bạn chính xác những gì bạn đã nhét vào nó.” Kẻ thù lớn nhất của
suy nghĩ sâu sắc là sự bận rộn. Các nhà lãnh đạo cấp trung luôn là
những người bận rộn nhất của tổ chức. Nếu bạn thấy nhịp độ cuộc
sống quá gấp gáp và không có phút nào để suy nghĩ trong cả ngày
làm việc, hãy tạo thói quen viết nhanh ra giấy ba đến bốn điều
cần đầu tư thời gian để tìm cách giải quyết. Sau đó, tìm thời gian
thích hợp để suy nghĩ về những điều đó. Việc suy nghĩ chỉ mất
khoảng 30 phút mỗi ngày, hoặc bạn có thể lưu lại những điều đó
trong một tuần và dành thời gian xử lý chúng trong ngày thứ bảy,
miễn sao bạn đừng để danh sách đó chờ quá lâu đến nỗi nó làm bạn
nản lòng và sợ hãi.
Trong cuốn Thinking for a Change, tôi khuyên độc giả nên có
một “không gian tư duy”. Tôi đã viết về “chiếc ghế suy nghĩ” ở
văn phòng của tôi. Tôi không dùng cái ghế đó cho bất cứ việc gì
khác ngoài thời gian suy nghĩ. Sau khi cuốn sách xuất bản, tôi phát
hiện ra mình chưa giải thích rõ ràng việc sử dụng chiếc ghế sao cho
đúng cách. Tại các buổi hội thảo, mọi người than phiền, họ đã ngồi
vào “chiếc ghế suy nghĩ” của họ nhưng chẳng có gì xảy ra. Tôi giải
thích, tôi không ngồi vào chiếc ghế suy nghĩ và hy vọng sẽ có một
ý tưởng mới lạ rơi trúng đầu. Tôi ngồi vào ghế với tờ danh sách
những vấn đề không thể nghĩ trong lúc bận rộn. Tôi đặt tờ danh
sách trước mặt và dành thời gian suy nghĩ cho từng đề mục. Đôi khi
tôi đánh giá một quyết định vừa đưa ra. Đôi khi tôi suy nghĩ về một
quyết định tôi đưa ra. Có lúc, tôi phát triển một chiến lược. Có lúc,
tôi lại tập trung khả năng sáng tạo để khai triển một ý tưởng.
Tôi muốn khuyến khích bạn thử quản lý tư duy theo cách này.
Nếu bạn chưa từng làm vậy, bạn sẽ ngạc nhiên bởi kết quả nó mang