Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau
Nỗi niềm tưởng tới mà đau
Hàng rào giun dế gặm sâu cẳng gà
Con ơi học lấy nghề cha
Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm.
Tại sao một đêm ăn trộm bằng ba năm làm? Bằng ba năm hay bằng hai?
Bằng hai hay bằng bốn? Một đêm mà bằng bốn năm kia ư? Nhiều quá? –
Mấy thì vừa? – Hai năm? Ít quá? – Vừa bằng là ấy ấy ấy chính lààà BAAA.
Và ta xin trở lại với nguyên ý của nguyên tình nguyên mộng lụy
CA DAO LÀ MUÔN NĂM NGÀN ĐỜI VẠN ĐẠI NƯỚC VIỆT LÀ
SƯƠNG TUYẾT KIỀU ĐẠM IN PHA
:
Con ơi! Nhớ lấy lời cha. Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm. – Vâng. Con
nhớ lời cha. Tại sao nhớ? – Vì con có nghe. – Tại sao nghe? – Vì con có
thấy. – Thấy gì? – Thấy rõ ràng lù lù trước mặt là… - Là gì? Là: Một đêm
ăn trộm bằng ba năm làm. – Ai ăn trộm? – Sartre ăn trộm áo quần của
Heidegger – Áo quần đẹp mới hay không? Đẹp mới vô ngần. Nhưng…
Nhưng sao? Nhưng than ôi! Tại sao lại xảy ra cái chuyện này là cái nỗi
nông kỳ bí… - Kỳ bí như thế nào? Cái nỗi nông nông nỗi gì? – Thưa rằng
áo quần của Heidegger vốn của Heidegger thì vốn của Heidegger mặc áo
Heidegger coi ra rỡ ràng thật đẹp là Heidegger rỡ ràng quắc thước là hùng
dũng Heidegger rạng vẻ cân đai Heidegger râu hùm mày ngài Heidegger
hàm én đồ sộ cả cười hàm én Heidegger có nhìn đêm tế ngộ trông mặt là
Heidegger trông mặt cả cười với Kiều và Thúy và Tố và Như và Nguyễn
Du là ấy chính Heidegger đúng điệu thiên tài vùng vẫy trong bấy nhiêu
niên đáng lẽ từ thiên thu làm nên kinh thiên động địa nếu gặp người từ lâu
tri kỷ là đúng điệu tri kỷ của Heidegger…". Đoạn văn kiểu như vậy dài
ngót cả mấy chục trang sách. Đọc nó người ta thấy như bước vào một mê
hồn trận.
Trong hai tập sách dày hơn một ngàn trang này có rất nhiều đoạn văn như
thế. Không ai có thể biên tập được những cuốn sách này. Bùi Giáng cũng
biết điều đó nên trong phần mở đầu một chương của cuốn Tư tưởng hiện
đại, Bùi Giáng viết: "Bài này trước kia chúng tôi đăng ở tạp chí MAI, ký