"Nhớ hoài ông Nguyễn ông Du
Ông Như ông Tố Điếu Đồ biển Nam
Hồng Sơn Liệp Hộ hội đàm
Hồng Sơn sơn nguyệt minh quang một mình".
Hoặc một đoạn khác trong bài Tố Như nhớ quê:
"Tôi nay lão nhược hơn ông
Tôi ngoài bảy chục thong dong một mười
Ông chưa tới tuổi sáu mươi
Lìa đời lúc mới tuổi ngoài năm lăm".
Đó là trong thơ. Vì thơ thì không phải lúc nào cũng đưa được một người
nào đó vào mãi nên sự xuất hiện của Nguyễn Du cũng có giới hạn. Nhưng
trong văn xuôi thì Bùi Giáng liên tục đưa Nguyễn Du vào. Đi sâu vào các
trang sách của Bùi Giáng, ta thấy Nguyễn Du xuất hiện dày đặc. Khen thơ
Hồ Dzếnh, Bùi Giáng viết:
- "Cũng may cho ông Nguyễn Du sinh ra ở thế kỷ trước. Nếu sinh ra đồng
thời với Hồ Dzếnh, ắt ông Nguyễn Du không còn chịu viết Đoạn Trường
Tân Thanh làm gì".
Viết về một câu chuyện không đâu vào đâu, Bùi Giáng cũng lại nói về
Nguyễn Du: "Lại cũng như ông Nguyễn Du ham có hơn ba trăm năm sau
có kẻ khóc mình. Có một mẫu thân Phùng Khánh cho con bú trong hiện tại
đã đủ rồi, hà tất phải dỗ con nín khóc ba trăm năm sau".
Viết về Albert Camus, Bùi Giáng cũng không quên Nguyễn Du:
- "Rồi những điều Nguyễn Du nói với ma, thì quỷ lại tưởng là nói với quỷ.
Những điều Nguyễn Du nói với quỷ, thì thần thánh lại tưởng là nói với
thánh thần. Những ngộ giải chạy tràn lan. Quỷ không hài lòng về Nguyễn
Du, thần thánh bực bội vì Nguyễn Du".
Trong những cuốn sách như Mùa thu trong thi ca, Thi ca tư tưởng, Đường
đi trong rừng… cứ một đôi trang là ta bắt gặp hình ảnh Nguyễn Du hiện lên
qua cái lăng kính hài hước của Bùi Giáng:
"Nguyễn Du không kinh hoàng nhảy lui. Cũng không bị tẩu hỏa nhập ma,
vùng vẫy rú lên một tiếng như Zarathustra also sprach. Ông điềm nhiên làm
Nam Hải Điếu Đồ. Kẻ câu ấy câu cái gì tại Nam Hải?"… "Và đó cũng là