duyên do kỳ dị thiên biến vạn hóa đã khiến Nguyễn Du mở một trận Ẩn
Tàng kỳ bí cổ kim bằng cách: cả hư không đặt để nên lời, cả nỗi đêm khép
mở nỗi ngày riêng chung của song trùng tịch hạp thượng thừa huyền môn
tâm pháp – Nguyễn Du đều đem gán vào môi miệng Bạc Bà Tú Bà"…
Bùi Giáng còn có cái thú làm thơ giả Kiều để ký tên chung Bùi Giáng -
Nguyễn Du hoặc Bùi Giáng - Tố Như. Đó là những đoạn lục bát chen vào
giữa những đoạn văn xuôi, có tí chút "chất Kiều". Trong cuốn Martin
Heidegger và tư tưởng hiện đại có nhiều đoạn giả Kiều rất dài. Những câu
giả Kiều ấy có khi sai cả vần sáu tám.
Cùng với Nguyễn Du là Heidegger. Ông này cũng xuất hiện rất nhiều trong
các trang viết của Bùi Giáng, không kém gì Nguyễn Du. Không rõ triết gia
người Đức này "nhập hồn" Bùi Giáng lúc nào mà đến năm 1963, khi Bùi
Giáng viết bộ sách hai tập Martin Hedegger và tư tưởng hiện đại thì đã thấy
ông bị "tẩu hỏa nhập ma" bởi triết gia này rồi. Bùi Giáng đã viết đến năm
sáu cuốn sách liên quan đến Heidegger. Nhưng như thế vẫn chưa thỏa mãn,
ông lại đưa triết gia này vào trong rất nhiều cuốn sách khác. Tuy nhiên khác
với Nguyễn Du, Bùi Giáng ít dám "sờ cằm vuốt râu" Heidegger, dù đôi lúc
cũng cà rỡn kiểu như: "Ông Cụ Già Nua Nước Đức Heidegger",
"Heidegger Đức Quốc Nua Già". Người ta có cảm giác Heidegger được
ông kính nể như một người thầy còn Nguyễn Du thì ông mến yêu như một
người ông vậy…
* Vị trí hai người đẹp Kim Cương và Marilyn Monroe trong lòng Bùi
Giáng
Bùi Giáng yêu cũng thật lạ lùng. Trong lòng ông có rất nhiều người đẹp, nữ
nghệ sĩ Kim Cương và diễn viên điện ảnh Mỹ Marilyn Monroe chiếm một
vị trí đặc biệt. Đối với hai người này, Bùi Giáng mạnh dạn nói năng mà
không hề e ngại điều gì. Bởi trong tâm thức ông, họ là hiện thân của cái đẹp
nhân gian.
Hiện có rất nhiều giai thoại về chuyện Bùi Giáng mê Kim Cương, nhưng có
lẽ ta cũng không cần tìm hiểu rằng chúng thật giả bao nhiêu phần trăm, bởi
điều đó không mấy quan trọng. Vì như trường hợp Marilyn Monroe, một
người ở tận bên kia đại dương mà vẫn nhập vào hồn ông được, huống gì là