linh tính là những người lính miền Nam không giữ được những sự nguyên
vẹn cũ.
Má và các cô của Hạ quyết định trở về nhà. Trước khi trở lại Nha
Trang, má Hạ căn dặn: “Từ nay con phải giữ miệng, không được nói năng
bừa bãi, không được kêu Việt cộng mà phải là mấy ông Cách Mạng . Áo
quần tây, tàu cũ cũng bỏ hết đi, má sẽ mua vải đen hay nâu về may đồ cho
con mặc.”
***
Vừa đến nhà là Hạ tìm Ái ngay. Con nhỏ sống thản nhiên như không
có chuyện gì xảy ra bên ngoài khu vườn nhà nội. Con nhỏ khoe các món
bánh mà nó làm và mấy chiếc áo “hoa hoè, hoa sói” tự may. Đi ngang khi
vườn thấy một cái hố nhỏ có đậy tấm cửa gỗ cũ bên trên, Hạ hỏi:
- Cái gì đây?
- Chỗ tránh bom của bác trai.
- Ai đào lỗ này cho bác.
- Tui phụ bác đào.
Hạ ngẫm nghĩ về điều Ái tiết lộ mà không tìm câu trả lời thích đáng.
Ngày Nha Trang bị bỏ bom, bác cả của Hạ không hốt hoảng chạy trốn như
những người trong nhà, nhưng những ngày sau đó lại cố sức đào cái
hố nhỏ trong vườn để tránh bom. Quan sát nhìn cái “hầm tránh bom”tí tẹo
ấy, Hạ hỏi:
- Chỗ này chỉ đủ cho một người ngồi à! Vậy bà ở đâu?
- Tui ở trong phòng chứ ở đâu! Chạy trốn ở đâu chi cho mệt. Bom rớt
xuống, chết trên giường nệm sướng hơn ở cái hố cát này!
Hạ gật đầu:
- Đi đâu rồi cũng trở lại chỗ cũ nhưng mà cái sợ làm người ta thiếu
bình tĩnh.
Hạ không ngạc nhiên về tính bất cần của Ái. Biến cố Mậu Thân
năm1968 và mùa hè đỏ lửa 1972 đã làm con nhỏ quá quen thuộc với chiến