Cụ Nguyễn Công Hoan từ nhỏ đã có một năng lực tiềm tàng về văn chương
, nhà thơ Nguyễn Khắc Hiếu (Tản Đà) là người đã gây ảnh hưởng về nghệ
thuật sâu sắc nhất cho cụ. Chính Tản Đà đã khuyến khích và thúc đẩy cụ
Nguyễn Công Hoan viết văn lối "tả chân", một định hướng chính xác tuyệt
đối cho sự nghiệp của cụ sau này.
Vì thế cho nên... văn chương của cụ phải chăng cũng đã phảng phất một
chút cái "ngông cuồng" của thi sĩ "chịu chơi" Tản Đà? Không rõ khuynh
hướng "xấu và tiêu cực" trong tác phẩm của cụ được đề cập ở bài viết trên
là như thế nào...
Nhân đây TS cũng muốn chia sẻ về một khía cạnh khác của cụ Nguyễn
Công Hoan, tức là mối quan hệ giữa cụ thuở hàn vi với nhà thơ Tản Đà...
Cụ Hoan kém Tản Đà 15 tuổi, từ lúc nhỏ đã say mê văn chương và cả con
người của Tản Đà. Vì nhà cụ ở gần nhà Tản Đà (phố Hàng Hài) nên cụ may
mắn được Tản Đà cho xem nhiều sáng tác thơ văn của mình. Có lần Tản Đà
xoa đầu cụ và bảo "Cậu bé này thông minh lanh lợi lắm. Tôi đoán chắc sau
này cậu bé sẽ trở nên một nhân tài" (theo Kiều Văn)
Cụ Hoan đã cộng tác với Tản Đà trong suốt quá trình Tản Đà làm chủ bút
"An Nam tạp chí". Và các tác phẩm tả chân đầu tiên của cụ Hoan như "Hai
thằng khốn nạn", "Ván cách", "Người ngựa, ngựa người" v.v... đều được thi
sĩ hoan nghênh và cho đăng "tút xúyt" trên "An Nam tạp chí". Theo Kiều
Văn, lúc ấy cụ Hoan được đánh giá là "những trái ngọt đầu mùa của một
cây bút hiện thực tài ba..."
Suốt đời cụ Nguyễn Công Hoan chịu ơn Tản Đà. Và có lẽ đó cũng là lý do
để Tản Đà viết câu chí lí sau : "Yêu quý nhau vì tinh thần quý hơn yêu quý
nhau vì vật chất, cho nên đối với người thật yêu quý thời lo về phúc trạch
chưa bằng lo về danh tiết trong trăm năm."