NHÀ VĂN NỮ NGUYỄN NGỌC TƯ - Trang 6

nhất. Sự cá biệt của phương ngữ, khi được sử dụng để diễn đạt những tình
tự phổ quát của con người, có khả năng vạch ra cái chung của cái riêng.
Câu nói của Vũ Hạnh về kịch miền Nam: “Sự giản dị, thoải mái và hồn
nhiên của kịch miền Nam đều hướng về đạo nghĩa” (khi ông phê bình Kim
Cương), cũng có thể áp dụng cho văn xuôi miền Nam. Nguyển Ngọc Tư rất
Nam như thế đó.
Văn của Nguyễn Ngọc Tư nghe như nhạc. Nhiều câu trong trẻo và buồn
(nhưng không nghẹn ngào) như một bản vọng cổ hoài lang. Như cô viết:
“Tự dưng nghe buồn, nghe thất vọng quá trời đất” (Một mái nhà), nhưng
hình như cô không muốn người khác buồn theo cô. Giọng buồn của
Nguyễn Ngọc Tư không là tiếng than vãn thì thầm của một người lớn tuổi,
nhưng là một lời thốt, lửng lơ, đứt ngang, nhưng rất đủ, của một người trẻ
bỗng nhiên phát giác những bất hạnh của cuộc đời, mà vẫn hi vọng. Văn
Nguyễn Ngọc Tư là văn của lời nói. Cách ngắt câu của cô là cách ngắt của
âm điệu. Cái tài của Nguyễn Ngọc Tư là đem những cảnh tượng rất bình
thường, khoanh lại, biến nó thành châu báu: “Cãi qua cãi lại, hai má con
ngã ngửa ra, ủa, hơi đâu mà nói chuyện của người ta” (Nhà cổ).
Hồ Anh Thái, và vài người nữa, đã có khen “cách dẫn chuyện gọn gàng, sự
cắt cảnh chuyển lớp chính xác” của Nguyễn Ngọc Tư, nhưng chưa thấy ai
nói đến cấu trúc câu của cô. Mới và độc đáo. Lối bắt đầu với chữ "Mà," rồi
một dấu phẩy. Hoặc lối chen vào giữa câu một chi tiết trong ngoặc đơn:
“Hai đứa tôi ngồi đâu đó (chỗ mà ai cũng nhìn thấy) nói chuyện chơi, có
lúc, chẳng cần nói gì” (Nhà cổ). Hoặc lối dứt câu bằng một thán từ có âm
bổng: “Sao tự nhiên em qua đây lãng xẹt vậy không biết?” (Lý con sáo
sang sông).
Nhân vật trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư hay khóc, và nhiều lúc cô
khuyến khích nhân vật của mình khóc.
“Mãi dì Thấm không mở lời nói được, chỉ khóc là khóc, nức nở ồ ồ, nhìn
cảnh mọi người xúc động, hỉ mũi rột rẹt nhưng không ai bước ra dỗ cho dì
nín. Cho đến khi ông Mười xuất hiện, ông bảo, “mấy chú làm ơn dừng lại
một chút” rồi cầm cái khăn rằn lau nước mắt cho dì Thấm, dì như trẻ con,
lau khô rồi nước mắt lại trào ra. Ông Mười vẫn nhẫn nại chậm chiếc khăn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.