anh, và anh liền hy sinh ngay cả chút ít tài sản mà em có đó --- nhưng anh
chẳng hy sinh chút gì từ của riêng anh. Ngày xưa có một người đàn ông
giàu có, sở hữu những đàn bò, đàn cừu đông đúc. Và có một đứa con gái
nhỏ tội nghiệp, nó chỉ sở hữu một tình yêu của mình.
Cordelia của anh
(Quế Sơn dịch )
Nàng đã ý thức được mình là nạn nhân và tình yêu tội nghiệp của nàng
đang bị hy sinh vô tội vạ. Vậy đó, mà nàng vẫn tiếp tục bị lừa mị. Trong
mấy câu thôi, tâm lý của nạn nhân trong tình yêu được thể hiện tột bực, lóe
sáng như một lằn chớp khi Kierkegaard đưa ngòi bút của mình lướt ngang
tâm hồn Cordelia. Con cừu non của nàng đã bị Johannes hiến sinh trong đền
thờ Lạc thú của anh ta!
Và kẻ mị tình sẽ chạy đến một cô gái khác cũng chỉ sở hữu một con cừu
non thôi để “hồi khởi” một lạc thú vừa cũ vừa mới, một trải nghiệm hiếu
sắc khác:
“Tôi không muốn nhớ lại mối quan hệ của mình với nàng; nàng đã mất
đi mùi hương trinh nữ, và người ta không còn ở vào cái thời mà nỗi buồn
rầu của một cô gái bị người tình không chung thủy bỏ rơi biến đổi nàng
thành cây hoa hướng dương.”
(Quế Sơn dịch )
Kẻ mị tình sẽ “hồi khởi” lạc thú tận hưởng mùi hương trinh nữ ở một cô
gái khác cho đến khi chính bản thân anh ta rã rời, tuyệt vọng.
Chân dung kẻ mị tình và nạn nhân của nó được soi chiếu qua nhiều góc
độ khác nhau: từ tự sự đến trữ tình triết lý, từ thơ ca đến huyền thoại, từ cái