NHẬT KÝ KẺ MỊ TÌNH - Trang 209

[54]

. Theo Sách Sáng Thế 2: 18-23, Chúa Trời đã lấy một cái xương sườn của người đàn ông

đang sống một mình là Adam, tạo ra người đàn bà, Eva, để làm bạn đời cho Adam, vì “đàn ông ở
một mình thì không tốt…”

[55]

. The Graces: theo thần thoại Hy Lạp, là ba chị em nữ thần Aglaia, Thaleia, Euphrosyne

ban phát sắc đẹp, vẻ duyên dáng và hạnh phúc cho nhân loại.

[56]

. Thời Trung cổ ở châu Âu, các gia đình thường dành một phòng hay một căn nhà riêng cho

các cô gái chưa chồng để ở và sinh hoạt.

[57]

. Nhân vật chính trong vở nhạc kịch (opera) của Mozart (1756-1791), “ The marriage of

Figaro ” (Lễ cưới của Figaro, 1786).

[58]

. Theo cách hiểu của người dịch, ở đây tác giả quy chiếu đến nghi thức rửa tội hơi khác

nhau trong đạo Cơ đốc: có nơi chỉ cần vẩy nước lên trán hay lên người, có nơi nhúng người hay dìm
cả người xuống nước. Việc cởi quần áo thì tượng trưng cho sự cởi bỏ những dấu hiệu bề ngoài của
bản thân tội lỗi, tức “con người cũ” (Tội ở đây là tội tổ tông, ancestral sin hay nguyên tội, original
sin).

[59]

. Ở đây tác giả quy chiếu đến câu thánh vịnh số 90:4 trong Cựu Ước (Psalm 90:4): A

thousand years in your sight are like a day that has just gone by, or like a watch in the night. (“Ngàn
năm Chúa kể là gì,
tựa hôm qua đã qua đi mất rồi, khác nào một trống canh thôi!”) (Theo bản dịch “Sách Thánh vịnh”
của NPDCGKPV)

[60]

. Còn được gọi là La Pucelle d’Orléans (Cô Trinh nữ thành Orléans, Pháp), 1412-1431, nữ

anh hùng của nước Pháp vì đã giải phóng thành Orléans khỏi tay quân nước Anh, rồi sau bị bắt, bị
tòa án Dị giáo (Tribunal de l’Inquisition) kết tội tà giáo và bị đưa lên giàn hỏa. Được phong thánh
năm 1920.

[61]

. Tác giả quy chiếu đến thời đại được gọi là “Hy Lạp Cổ điển” (The Classical Greece) trong

hai thế kỷ 5 và 4 trước Công nguyên, khi nền văn minh Hy Lạp rực rỡ lan truyền từ vùng Trung Á
đến tận phía Tây Địa Trung Hải. Văn hóa Hy Lạp vào thời kỳ này, đặc biệt là triết học, đã ảnh hưởng
mạnh mẽ trên Đế chế La Mã, và qua đó, đến cả châu Âu. Vì lý do này, Hy Lạp Cổ điển thường được
xem như đã tạo nền móng cho văn hóa phương Tây phát triển sau đó.

[62]

. Một câu thơ tiếng La-tinh của nhà thơ Ovid (43 trước Công nguyên-17 hay 18). Nhật

Chiêu dịch thơ, theo bản dịch tiếng Anh, trang 67.

[63]

. Theo truyền thuyết, Faust (hay Faustus) là một thuật sĩ ở Đức cuối thế kỷ 16 đã chịu bán

linh hồn cho quỷ sứ Mephistopheles (hay Mephisto) để đổi lấy sự hiểu biết và của cải trần gian.
Faust sau này trở thành chủ đề và nhân vật chính của nhiều tác phẩm văn học, âm nhạc, hội họa,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.